Và đây không phải là một vấn đề lý thuyết, mà là vấn đề sống còn của nhân loại. Bởi vì sự nóng lên toàn cầu trên hành tinh chúng ta sẽ là một thảm họa, trước hết đối với các quốc đảo và các nước ven biển. Do mực nước biển dâng cao kết hợp với hiện tượng nóng lên toàn cầu, các quốc gia đó đứng trước nguy cơ nhiều vùng đồng bằng duyên hải sẽ biến mất.
Việt Nam cũng đứng trước nguy cơ này. Sau đây là ý kiến của chuyên gia Andrei Kuznetsov. Trong 4 năm liền ông đã giữ chức Tổng Giám đốc phía Nga của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga:
“Việt Nam là một trong những nước bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển dâng cao thậm chí mười hay mười lăm centimet thì đồng bằng sông Cửu Long — vựa lúa chính của đất nước – có nguy cơ bị nhấn chìm dưới nước biển”.
Các nhà khoa học của Trung tâm Nhiệt đới đã đi đến kết luận này theo kết quả theo dõi hệ thống sinh thái của Việt Nam trong 1/4 thế kỷ qua. Phát biểu tại Hội thảo khoa học về Việt Nam được tổ chức ở Matxcơva, Viện sĩ Thông tấn của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Tiến sĩ khoa học Sergey Ryazantsev báo cáo như sau:
"Việt Nam là một trong năm quốc gia dễ bị tổn thương nhất do hiện tượng nước biển dâng cao. Diện tích ngập lụt tiềm năng bao gồm các khu vực đông dân nhất và quan trọng nhất về mặt kinh tế. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2040, mực nước biển có thể dâng cao 30 cm. Nếu dự báo này trở thành hiện thực thì trong số các vùng đất bị chìm dưới nước biển sẽ có nhiều nhiều khu vực trong các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ. Khoảng 6 triệu người sẽ là trong các khu vực ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long. Gần 6% lãnh thổ Việt Nam có nguy cơ bị chìm dưới nước”.
Dự báo đáng sợ, nhưng đó chỉ là một dự báo. Chuyên gia Andrei Kuznetsov cho biết:
“Các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa có ý kiến thống nhất về biến đổi khí hậu: Hiện tượng này có phạm vi toàn cầu hay không? Tất cả đều đồng ý rằng, trong những dao động- biến đổi khí hậu có cả biến động khí hậu gồm bất kỳ dạng thay đổi có tính hệ thống nào, dù thường xuyên hay không thường xuyên. Còn biến đổi khí hậu phạm vi toàn cầu là vấn đề khác”.
Theo nhà khoa học Nga, sau một vài năm Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga sẽ có đủ dữ liệu cụ thể về quá trình thay đổi khí hậu ở Việt Nam – đó là những biến động bình thường hoặc những biểu hiện cục bộ của tình trạng nóng lên toàn cầu.