Washington coi Seoul và Bình Nhưỡng là những con tốt trong ván bài Đông Á

© Fotolia / NndrlnThành phố Bình Nhưỡng
Thành phố Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Triều Tiên Lee Yong-soo kêu gọi Mỹ ký hiệp ước hòa bình thay vì thỏa thuận đình chiến được ký kết sau kết thúc Chiến tranh Triều Tiên năm 1953.

Khi đưa ra lời kêu gọi này, Bắc Hàn xuất phát từ thực tế rằng chỉ có thỏa thuận hòa bình mới có thể chấm dứt sự đối đầu giữa hai nước Triều Tiên. Đồng thời, Bình Nhưỡng không chỉ tố cáo Seoul, mà cả Washington. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên: Mỹ là thành viên tham chiến chính trong cuộc chiến tranh phía bên Hàn Quốc, và chính họ, chứ không phải là người Hàn Quốc đã ký kết thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, Mỹ không muốn ký kết hiệp ước hòa bình với Bắc Triều Tiên. Việc này có hai lý do. Lãnh đạo chương trình Triều Tiên của Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Nga Alexander Zhebin nói:

"Mỹ dứt khoát không muốn chịu trách nhiệm về tinh thần và vật chất cho hậu quả chiến tranh Triều Tiên. Washington khẳng định rằng Hoa Kỳ không tham gia cuộc chiến tranh đó. Một vị tướng Mỹ đã ký thỏa thuận ngừng bắn với tư cách là đại diện của Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc. Như đã biết, năm 1953 Hàn Quốc từng từ chối ký thỏa thuận ngừng bắn: khi đó Tổng thống Lý Thừa Vãn đòi tiếp tục cuộc chiến đến cùng và chỉ đồng ý ký vào tài liệu dưới áp lực của Hoa Kỳ. Chính hoàn cảnh này đã cho phép Bắc Triều Tiên tìm cách đàm phán cụ thể với Hoa Kỳ. Phía Bắc Triều Tiên cho rằng các bên đã ký thỏa thuận hồi đó hiện nay cần phải thay thế thỏa thuận đình chiến đang có hiệu lực bằng hiệp ước hòa bình.

Tàu khu trục tên lửa Benfold - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia Nga: Hệ thống Aegis thậm chí không bảo vệ được Nhật Bản trước Bắc Triều Tiên

Mỹ thường gọi một trong những lý do không thể ký hiệp ước hòa bình với Bắc Triều Tiên là Bình Nhưỡng vi phạm cam kết chế tạo vũ khí tên lửa hạt nhân. Đây là vấn đề nghiêm trọng, nhưng các giải pháp không đáp ứng mục tiêu chính sách của Mỹ trong khu vực. Ông Alexander Zhebin cho biết:

"Washington không cần giải quyết vấn đề này. Nếu không, họ sẽ biện minh như thế nào về việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Á. Trong tương lai gần, hệ thống này nhằm mục đích chống các mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên. Thử hình dung rằng Bình Nhưỡng sẽ chấp nhận tất cả yêu cầu của Mỹ và Hàn Quốc, và giao nộp vũ khí hạt nhân tên lửa của mình. Vậy thì Tổng thống Obama sẽ có thể giải thích thế nào cho người dân nộp thuế và cho Quốc hội, tiền của họ biến đi đâu, và giải thích với Bắc Kinh và Moskva — hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á-Thái Bình Dương cần để làm gì?? Vì thế người Mỹ cần duy trì Bình Nhưỡng với tư cách là "anh bạn khó chơi". Để có thể nói rằng do Bắc Triều Tiên mà quân đội Mỹ phải hiện diện gần biên giới Nga và Trung Quốc."

Nếu đối diện với sự thật, đối với Hoa Kỳ, Bình Nhưỡng và Seoul chỉ là những con tốt trong bàn cờ lớn ở khu vực Đông Á. Mỹ dùng hai con tốt này trong ván bài địa chính trị rất lớn nhằm kiềm chế Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала