Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Những hòn đảo nhân tạo đang hủy diệt sự sống

© Flickr / Matt KiefferCồn san hô
Cồn san hô - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông ngày càng căng thẳng.

Thậm chí, sự khác biệt quan điểm của các bên đã cản trở cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và đối tác đối thoại đi tới một tuyên bố chung. Nhưng nếu các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự đưa ra những lập trường tiếp cận khác nhau về đảo nhân tạo thì cộng đồng khoa học lại tỏ ra thống nhất trong ý kiến. "Thái độ phá hoại thiên nhiên mà chúng ta đang chứng kiến là một ác mộng sinh thái," — ông Andrey Kuznetsov, đồng Giám đốc Nga của Trung tâm Nhiệt đới Việt Nam-Nga hoạt động gần 30 năm qua tại Việt Nam khẳng định.

Đảo trên Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc và Việt Nam thỏa thuận duy trì hòa bình ở Biển Đông

Ông Kuznetsov cho biết:

"Ở giai đoạn này của cuộc đối thoại giữa con người và thiên nhiên, điều quan trọng nhất là dự đoán những hành động của chúng ta, nhận thức về tác động gây nên cho thiên nhiên nguyên sinh mà ngày nay chỉ còn rất ít. Trung tâm nhiệt đới của chúng tôi được gây dựng với mục đích nghiên cứu những hậu quả chiến tranh hóa học ở Việt Nam, chúng tôi tập hợp được rất nhiều tài liệu về thiệt hại khổng lồ mà hành động của người Mỹ gây nên cho con người và thiên nhiên khu vực. Quy mô của thảm họa ập xuống các rạn san hô và hải đảo sẽ không nhỏ hơn thế. Việc bồi lấp đảo nhân tạo trên các rạn san hô đang đe dọa hệ sinh thái độc đáo của cả một vùng biển lớn, đứng nhất nhì thế giới về đa dạng sinh học."

Tất cả các rạn san hô và hải đảo đều là những bãi đẻ trứng lớn của nhiều loài cá, kể cả cá mập lớn. Tầm quan trọng, ý nghĩa của san hô trong lòng biển tương đương với rừng nhiệt đới trên đất liền. Cả hai đều thực hiện những chức năng sinh quyển to lớn. Tiêu diệt san hô gây nên sự rối loạn di truyền, hủy diệt sự đa dạng sinh học và vô số các loài sinh vật.

Hiện nay, đã có hơn mười hai cây số vuông rạn san hô bị bồi lấp. Thực chất không chỉ có nghĩa phá hủy những ran san hô này, mà cả vùng biển sinh thái bao quanh. Hoạt động bồi lấp làm đục nước biển, thay đổi thành phần hóa học của nước trên một phạm vi bán kính lớn, tác động tiêu cực tới quần thể cá và động vật.

Trên hành tinh chúng ta, — ông Kuznetsov nhận xét, — còn lại không nhiều các hệ sinh thái nguyên sinh phát triển tiến hóa, nghĩa là các hệ thống do chính thiên nhiên tạo ra và tự điều khiển, chưa có sự can thiệp của con người. Lúc này, con người đang phá hủy một hệ sinh thái biển biển lớn ước tính có tới 210 loài san hô. Đây là một tổn thất rất lớn đối với khoa học.

 Mà không chỉ riêng với khoa học. Sự sinh tồn của cá biển và đại dương được khai thác công nghiệp trong vùng vốn phụ thuộc vào sự có mặt của các rạn san hô, nơi các loài cá đẻ trứng, nơi ấu trùng cá phát triển.

Các quốc gia trong khu vực Biển Đông như Việt Nam, Indonesia, Philippines và cả Trung Quốc đều là những nước kinh doanh đánh bắt cá lớn trên thế giới. Khối lượng hải sản vốn chiếm tỷ lệ đáng kể trong bữa cơm hàng ngày của người dân đang có nguy cơ bị thu hẹp trước sự xuất hiện các đảo nhân tạo.

 Ông Andrey Kuznetsov cho rằng, hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo sẽ đe dọa cho tình hình an ninh thực phẩm của hàng trăm triệu người.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала