Lời mời Nga, Trung Quốc gia nhập TPP của Mỹ không có triển vọng

© Flickr / Supermac1961 Quốc kỳ Mỹ
Quốc kỳ Mỹ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhật Bản hoan nghênh sự tham gia của Hàn Quốc và Indonesia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP), với điều kiện hai nước này sẽ thực hiện các quy tắc của tổ chức này, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố như vậy tại Tokyo.

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã mời Nga và Trung Quốc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương, nếu hai nước này sẵn sàng thiết lập sự hợp tác rộng mở.

Mỹ ngỏ lời mời Nga và Trung Quốc tham gia TPP. Sau đây là ý kiến của chuyên gia Andrei Fesyun từ Trường Đại học Kinh tế Cấp cao:

 "Lời mời thật là bất ngờ. Có thể giả định rằng, Mỹ đề xuất sáng kiến này và đồng thời hiểu rõ hai nước này sẽ từ chối. Bởi vì trong điều kiện hiện nay, một thỏa thuận như vậy chỉ có thể đẩy Nga khỏi các lĩnh vực sinh hoạt quốc tế mà Matxcơva đang cảm thấy khá tự tin. Tức là, trên lời nói Hoa Kỳ ngỏ lời mời nhưng trên thực tế hiểu rõ rằng, cả Nga và Trung Quốc sẽ từ chối. Đối với Trung Quốc, sự đối tác kinh tế trong khuôn khổ TPP cũng có nghĩa là Bắc Kinh sẽ phải hy sinh rất nhiều, thậm chí chủ quyền kinh tế. Vì vậy, trong cả hai trường hợp, lời mời của Mỹ chỉ mang tính chất tuyên truyền".

Quốc kỳ Mỹ và  Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Mỹ kêu gọi Trung Quốc vào TPP làm gì?

Nếu Nga tham gia TPP thì sẽ bị áp đặt những hạn chế gây khó khăn cho nền kinh tế, hơn nữa Nga sẽ phụ thuộc vào Mỹ và các công ty xuyên quốc gia. Chuyên gia Andrei Fesyun nói tiếp:

 "Trên thực tế, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, cũng như Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP) đều phục vụ lợi ích của Mỹ. Trên lời nói hai hiệp định này được mô tả như "sự đối tác trên tinh thần anh em giữa các nhà kinh doanh trên toàn thế giới ", để họ có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề phức tạp: vượt qua các rào cản về thuế quan và đưa sản phẩm của họ vào thị trường các nước khác. Song, trên thực tế điều này có nghĩa là các nước tham gia TPP hoàn toàn phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Không phải ngẫu nhiên mà văn kiện về thành lập TPP là một tài liệu bí mật, và công luận không tin cậy vào nó".

Nhân dịp ký kết hiệp ước TPP, Tổng thống  Mỹ đã nói thẳng thắn rằng, Washington sẽ không cho phép để "những quốc gia như Trung Quốc" viết quy tắc kinh tế toàn cầu. Tất nhiên, chỉ có Mỹ mới có quyền viết những quy tắc kinh tế! Vì thế, lời mời Nga và Trung Quốc tham gia TPP có vẻ không logíc, và chỉ nhằm gây ra sự chia rẽ trong đội ngũ các đối thủ địa chính trị của Hoa Kỳ.

Song, các chuyên gia cho rằng, Washington hãy còn quá sớm để vui mừng. Tại hội nghị thượng đỉnh của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, các bên đã đạt thỏa thuận hướng tới một khu vực thương mại tự do. Ngoài ra, Trung Quốc đã ký kết hiệp định thương mại tự do với Australia, New Zealand, Chile, Peru, Singapore và một số nước khác. Trong thời gian chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc hai bên đã đạt được một số thỏa thuận kinh tế quan trọng.

Nên chú ý đến một yếu tố quan trọng: Trung Quốc không yêu cầu tổng kiểm soát một loạt quy luật tài chính và những quy tắc khác của các nước đối tác. Nếu các đối tác của Bắc Kinh tham gia vào dự án "Con đường tơ lụa" thì sẽ cảm thấy "quyền lực mềm" chứ không phải chính sách cưỡng ép của Mỹ.  Nhân tiện xin nói luôn, thói quen của "Chú Sam" áp đặt "luật chơi" của mình cho các nước khác là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Mỹ đang mất dần vai trò lãnh đạo toàn cầu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала