Trong cuộc đàm đạo với đài "Sputnik", chuyên viên Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ của Nga phân tích những thông tin về hệ thống mới này.
Khi đưa tin về cuộc họp này, một số kênh truyền hình Nga đã phát sóng hình ảnh hệ thống vũ khí hạt nhân mới — ngư lôi chiến lược hạng nặng được gọi là "Status-6". Xét theo thông tin hiện có, ngư lôi đang được thiết kế để tấn công hạt nhân vào thành phố ven biển và các mục tiêu khác trên bờ biển. Ngư lôi có tầm xa rất lớn — khoảng 10.000 km. Trên thực tế, đây là một tàu ngầm không người lái mang theo vũ khí hạt nhân, có khả năng di chuyển với tốc độ cao ở độ sâu khoảng 1.000 m.
Любопытный кадр из телерепортажа "Первого канала" Океанская многоцелевая система "Статус-6" https://t.co/leenJG4AkB pic.twitter.com/nelE1sN74H
— Cоюзники России (@russianallies) 12 ноября 2015
Trước khi xuất hiện những thông tin về ngư lôi hạng nặng, Tổng thống Vladimir Putin đã thông báo về các công việc phát triển hệ thống vũ khí mới có khả năng xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào. Xét theo mọi việc, các công việc thiết kế chế tạo ngư lôi mới đang ở giai đoạn đầu. Như dự kiến, quá trình sản xuất sẽ bắt đầu không sớm hơn năm 2025. Hiện chưa rõ nhiều khía cạnh quan trọng về bản thiết kế, đặc biệt, trong ngư lôi sẽ được lắp động cơ loại nào. Tàu chiến mang theo các ngư lôi sẽ là hai tàu ngầm hạt nhân "Belgorod" và "Khabarovsk" đang được xây dựng.
Ý tưởng thiết kế ngư lôi hạng nặng không phải là mới mẻ. Vào đầu những năm 1960, nhà khoa học nổi tiếng của Liên Xô, sau đó là người bất đồng chính kiến Andrei Sakharov đã hỗ trợ cho dự án thiết kế ngư lôi chiến lược T-15 mang đầu đạn công suất 100 megaton. Khi đó, các nhà khoa học cho rằng, công suất này là đủ để gây ra một cơn sóng thần khổng lồ có thể phá hủy các thành phố ven biển. Ngay cả lúc cao điểm của Chiến tranh Lạnh, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã coi ý tưởng này là khủng khiếp và không thể chấp nhận được. Có lẽ, trong trường hợp với "Status-6" nói về một quả ngư lôi mạnh hơn nhiều, đặc biệt có tính năng "tàng hình" và tầm xa lớn hơn.
Tất nhiên, những khoản đầu tư lớn vào hệ thống phòng thủ tên lửa không thể bảo vệ Mỹ khỏi đe dọa hạt nhân ngầm. Về mặt lý thuyết, hệ thống vũ khí mới có thể được phát hiện và tiêu diệt. Nhưng, để làm như vậy, đối thủ tiềm năng phải đầu tư thêm rất nhiều tiền vào hệ thống phòng thủ chống tàu ngầm dọc theo bờ biển.
Ngư lôi "Status-6" có công suất tương đương với tên lửa đạn đạo liên lục địa, và đồng thời không thuộc bất kỳ thoả thuận về kiểm soát và cắt giảm vũ khí. Từ quan điểm của các quy định hiện hành trong pháp luật quốc tế, nếu ngư lôi không mang theo đầu đạn hạt nhân thì có thể được tự do xuất khẩu. Về nguyên tắc, Nga có quyền xuất khẩu các hệ thống này (tất nhiên nếu không có đầu đạn hạt nhân) cho các đối tác của mình, chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ. Có chú ý đến việc các thành phố lớn nhất của Nga nằm cách xa bờ biển, hoặc trên bờ các biển nội địa như Biển Baltic và Biển Đen, thì an ninh của Nga hầu như không bị ảnh hưởng bởi việc phổ biến loại vũ khí lớp này.
Hệ thống vũ khí mới có thể di chuyển tới mục tiêu trong thời gian mấy ngày hoặc thậm chí mấy tuần, nhưng, về mặt lý thuyết, nó vẫn có thể được rút khỏi nhiệm vụ chiến đấu. Ngư lôi có thể được phóng ở giai đoạn đầu tiên của sự leo thang xung đột, trước khi cuộc xung đột bước vào giai đoạn hạt nhân. Như vậy, trong trường hợp cuộc xung đột được giải quyết thành công, thì có thể gửi lệnh tự hủy cho ngư lôi.