Đây là tuyên bố được Thủ tướng Shinzo Abe thực hiện trong Hội nghị Cấp cao Đông Á /EAS/ tại Kuala Lumpur.
"Mỗi năm, sự tăng trưởng kinh tế ở châu Á lại lớn mạnh, vì vậy cơ chế cho vay bằng đồng yên cần phải phù hợp với tốc độ cao này," — ông Abe cho biết.
Theo ông, với điều kiện tín dụng mới Nhật Bản sẽ không đòi hỏi các tổ chức xã hội phải được Chính phủ đảm bảo và khẳng định khả năng chi trả. Quy trình chính phủ Nhật Bản phê duyệt các khoản vay cần giảm từ ba năm xuống còn một năm rưỡi kể từ ngày tiếp nhận đơn.
Ông Abe tuyên bố việc "Nhật Bản dự định hỗ trợ toàn diện đào tạo 40.000 chuyên gia tại các nước thành viên Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á /ASEAN/ và Ấn Độ trong ba năm tới…"
Hồi tháng Năm năm nay, người đứng đầu Nội các Nhật Bản cho biết Tokyo sẽ chi khoảng 110 tỷ đôla vào cơ sở hạ tầng tại châu Á thời hạn đến năm 2020.
Trong những năm gần đây, sự tham gia của Nhật Bản vào các dự án phát triển hạ tầng ở châu Á có phần giảm đi. Tháng Chín năm nay, Indonesia đã từ chối dự án của Nhật Bản về xây đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung, chọn lấy đề xuất của Trung Quốc. Ngoài ra, trong năm 2015 Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á /AIIB/ đã xuất hiện theo sáng kiến của Trung Quốc, trở thành một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Ngân hàng Phát triển Châu Á /ADB/ mà Nhật Bản và Hoa Kỳ vốn nắm các vị trí hàng đầu.