Nhà máy điện hạt nhân hay là "đồng cỏ xanh"?

© Flickr / IAEA ImagebankNinh Thuân - nơi sẽ xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam
Ninh Thuân - nơi sẽ xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo số liệu của IAEA, hiện nay trên thế giới có khoảng 440 lò phản ứng đang hoạt động tại các nhà máy điện hạt nhân.

Trong tương lai gần ở Việt Nam sẽ xây dựng hai lò phản ứng ở tỉnh Ninh Thuận. Dự án này sẽ được thực hiện với sự hỗ trợ của Nga. Hai bên đang thực hiện công tác thẩm tra thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật của các chuyên gia "Rosatom" về xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam, đặc biệt ở đây nói không chỉ về các công việc xây dựng.

Dự án của bất kỳ nhà máy điện hạt nhân bao gồm ba giai đoạn: xây dựng, vận hành và ngừng hoạt động. Toàn bộ quá trình này tiến hành trong thời gian khoảng một trăm năm. Qúa trình xây dựng kéo dài từ 5 đến 10 năm, thời gian vận hành — khoảng 60 năm, kể cả trong điều kiện nhiệt đới, và cuối cùng đến giai đoạn ngừng hoạt động và tháo dỡ nhà máy khi hết hạn sử dụng thường kéo dài 20 đến 30 năm. Hiện nay, trên thế giới có 138 lò phản ứng hạt nhân đang ở giai đoạn ngừng hoạt động và đang được tháo dỡ.

Mới đây, đài chúng tôi đã giới thiệu về hồ sơ thiết kế xây dựng nhà máy  điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam. Bây giờ xin nói chi tiết hơn về quá trình ngừng hoạt động.

Đèo Ngoạn Mục nhìn từ ranh giới hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận. - Sputnik Việt Nam
"Matryoshka" nước Nga: bằng gỗ và hạt nhân

Trước hết nên lấy ra nhiên liệu hạt nhân từ lò phản ứng. Trong thời hạn 8 đến 10 năm, nhiên liệu đã qua sử dụng phải được làm lạnh trong bể chứa đặc biệt bên cạnh nhà máy điện. Sau đó, những nhiên liệu đã qua sử dụng được vận chuyển đến nước xuất xứ, có nghĩa là đến Nga, để xử lý. Trong quá trình xử lý, nhiên liệu đã qua sử dụng phải tách plutoni và urani, bởi vì đó là một sản phẩm của chu trình nhiên liệu hạt nhân. Còn các chất thải phóng xạ phải được chôn vùi trong các bể chứa đặc biệt trên địa bàn Nga.

Đối với các tòa nhà và cấu trúc trên địa bàn nhà máy điện hạt nhân ngừng hoạt động, thì có hai phương cách. Chuyên gia Nikolai Prokhorov từ Viện Nghiên cứu Thiết kế Công nghệ Hóa học "Atomproekt" cho biết:

"Phương cách thứ nhất là tháo dỡ các lò phản ứng, đưa khỏi nhà máy các bộ phận bị phóng xạ, còn các bộ phận không bị phóng xạ, kể cả các tòa nhà và cơ sở hạ tầng có thể ở lại đó và được sử dụng trong bất kỳ cơ sở sản xuất mới. Phương án tốt nhất là xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới. Cũng có khả năng xây dựng nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện khí, hay xí nghiệp luyện kim. Ví dụ, ở Đức, sau khi nhà máy điện hạt nhân "Nord" ngừng hoạt động thì ở gian động cơ khổng lồ của nó bố trí cơ sở sản xuất công nghiệp. Nếu nói về nhà máy điện hạt nhân của Nga gần St. Petersburg thì các chuyên gia đang xem xét khả năng thành lập ở đó một trung tâm y tế điều trị bằng đồng vị phóng xạ".

Phương cách thứ hai — tháo dỡ các bộ phận của nhà máy điện hạt nhân ngừng hoạt động, khử nhiễm và lưu trữ trong các thùng chứa để chôn vùi trong bể chứa đặc biệt có diện tích hàng chục hecta, nằm ở độ sâu từ 30 đến 100 mét. Trong trường hợp này bể chứa phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam cách không xa nhà máy điện. Bởi vì chất thải sẽ được vào bể chứa không chỉ khi nhà máy ngừng hoạt động mà còn ngay trong quá trình vận hành.

Nếu cơ chế vận hành nhà máy điện hạt nhân, trong trường hợp này là một cơ chế Việt Nam, chọn lựa phương án thứ hai — tháo dỡ tất cả các bộ phận — thì khu đất, nơi từng có nhà máy điện, sẽ phục hồi lại và trở thành "đồng cỏ xanh". Trên thực tế, sẽ có vẻ y như trước khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Va trong khu vực này sẽ không có bất kỳ mối nguy hiểm bức xạ.

Nga đã tích lũy những kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực này: đã phục hồi 450 ha lãnh thổ Nga, nơi trước đây đã có các nhà máy điện hạt nhân và các lò phản ứng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала