Ngân sách quốc phòng Nhật Bản dự kiến gia tăng

© Flickr / Thilo HilbererQuốc kỳ Nhật Bản
Quốc kỳ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 24 tháng Mười Hai, Nội các Nhật Bản đã thông qua phần chi tiêu của ngân sách, trong đó dự báo chi tiêu quân sự sẽ tăng kỷ lục kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II.

 Tổng ngân sách quốc phòng cho năm tài chính 2016 là 5,1 nghìn tỷ yên. Trong khi đó, ngân sách quân sự năm nay là 4,98 nghìn tỷ yên.

Sự gia tăng chi tiêu quân sự đã được dự kiến, vì theo kế hoạch trung hạn, tiềm năng phòng thủ của Nhật Bản cho đến năm 2018 xác định sẽ tăng trưởng hàng năm lên đến 0,8%. Ngân sách phát triển liên tục trong suốt bốn năm qua, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ hiện tại Abe Shinzo trở lại nắm quyền từ tháng Mười Hai năm 2012. Các nhà chức trách giải thích điều này là do cần phải đối đầu với tình hình Trung Quốc mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông và Đông Nam Á. Đặc biệt, sự gia tăng chi phí quốc phòng hiện nay là do ý định của Nhật Bản tăng cường giám sát hoạt động hải quân của Trung Quốc, đặc biệt là trong khu vực quần đảo Senkaku mà cả hai nước đang tranh chấp. Theo báo "Asahi”, với mục đích này, chính phủ Nhật Bản đang xem xét việc mua các máy bay chiến đấu F-35, máy bay Osprey và máy bay do thám không người lái Global Hawk. Ngân sách quân sự năm 2016 cũng bao gồm chi phí cho việc di dời căn cứ Futenma của Mỹ ở Henoko. Ngoài ra, lần đầu tiên kể từ năm 1999, Tokyo có kế hoạch phân bổ vốn để tăng mức độ ảnh hưởng của Nhật Bản bên ngoài đất nước theo luật phòng vệ tập thể. Chúng ta đang nói về sự tham gia rộng rãi hơn của lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong các hoạt động quân sự ở nước ngoài, chủ yếu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tàu chiến Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản vội vã giành vị trí trong thị trường vũ khí
Theo chuyên gia Nga, giáo sư MGIMO Dmitry Streltsov, về toàn diện, học thuyết quốc phòng của Nhật Bản đã thay đổi tính chất của mình:

“Cuối năm 2010, Nhật Bản đã thông qua khái niệm về chính sách phòng vệ năng động, cho thấy một cách tiếp cận linh hoạt hơn để xây dựng quân đội, dựa trên nguyên tắc tình huống. Đó là phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trước hoàn cảnh đã thay đổi. Khái niệm này đề xuất tăng tính cơ động của các lực lượng vũ trang, tăng thành phần trinh sát, giảm các lực lượng bộ binh cơ bản, giảm lực lượng thiết giáp, gia tăng hạm đội tàu ngầm, xây dựng tiềm năng tên lửa. Đặc biệt là chương trình phòng thủ tên lửa, được thực hiện cùng với Mỹ. Tức là, Nhật Bản đặt ra nhiệm vụ dùng lực lượng nhỏ hơn để đảm bảo hiệu quả cao hơn và khả năng đáp ứng với các mối đe dọa thay đổi. Tất nhiên, ở đây yếu tố Trung Quốc chiếm ưu thế. Ngăn chặn mối đe dọa từ phía Trung Quốc là vấn đề số 1 của Nhật Bản. Trong vòng hai hoặc ba năm lại đây, hiện tượng này thật sự đã khiến cho ngân sách quân sự của Nhật Bản tăng lên rõ rệt.

Dự thảo ngân sách vẫn phải trải qua các thủ tục phê duyệt ở quốc hội. Tuy nhiên, không có lý do gì để tin rằng ngân sách này sẽ bị bác bỏ. Liên minh cầm quyền, cũng là tác giả của dự án ngân sách, đang chiếm đa số trong quốc hội. Tuy nhiên, nếu các kết luận về mối đe dọa từ phía Trung Quốc ít nhiều được công chúng Nhật Bản thông cảm, thì việc chuyển dời căn cứ Mỹ trong phạm vi Okinawa và sử dụng quân phòng vệ ở nước ngoài đang gây ra nhiều phản ứng gay gắt.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала