Ấn Độ nhìn thấy ở Nga không chỉ như là nguồn đảm bảo an ninh năng lượng của mình, mà còn như đối tác chiến lược trong sự nghiệp tạo lập thế giới đa cực. Điều này được ông Narendra Modi tuyên bố sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong đó, vị thượng khách Ấn Độ đã gọi Tổng thống Nga là "vị kiến trúc sư của đối tác chiến lược Ấn-Nga". Còn ông Vladimir Putin tuyên bố, Nga và Ấn Độ đã nhất quán và vững tin phát triển quan hệ đối tác chiến lược ưu tiên. Nguyên thủ quốc gia Nga đánh giá rằng chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi là rất đúng lúc. Cả hai nhà lãnh đạo đều ghi nhận sự gần gũi và tương đồng trong quan điểm của Matxcơva và New Delhi về những vấn đề quốc tế bức thiết nhất.
Cuộc hội kiến tại Matxcơva cũng đã củng cố cơ chế đối thoại và tham vấn trong khuôn khổ hình thức RIC (Nga-Ấn Độ-Trung Quốc). Cơ chế này giúp nâng cao mức độ tin cậy và thúc đẩy phối hợp mật thiết hơn tới lối tiếp cận những vấn đề quốc tế và khu vực. Các bên đã qui nhận điều này trong tài liệu chính thức, — chuyên viên Pyotr Topychkanov từ Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ quốc tế (IMEMO) nhận xét.
"Cả Nga và Ấn Độ đều hiểu rằng ba nước: Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đóng vai trò chủ chốt đối với sự ổn định trên không gian Á-Âu. Trong tam giác này hiện hữu không chỉ quan hệ kinh tế-thương mại tiềm năng, đối thoại chính trị, mà còn tồn tại cả sự thiếu tin tưởng nhất định ở Ấn Độ và Trung Quốc. Ở cấp độ Nga-Trung cũng có những vấn đề riêng. Và từ quan điểm này, New Delhi và Matxcơva đã phô trương nguyện vọng xây dựng cuộc đối thoại quy mô lớn hơn trong khuôn khổ RIC, nỗ lực mở mang cuộc đối thoại kinh tế và chính trị, các tiếp xúc trong lĩnh vực an ninh của bộ ba này. Matxcơva và New Delhi đã cho thấy rằng ở cấp độ toàn cầu, họ tôn trọng và dự định tiếp tục cùng nhau phát triển định dạng BRICS. Còn ở cấp độ khu vực, họ nhìn thấy triển vọng to lớn giành cho các tổ chức như RIC và SCO. Ấn Độ dự định khai thác toàn bộ tiềm năng của SCO, khi trở thành thành viên trong cơ cấu này".
Ngay từ năm 1998, Matxcơva, New Delhi và Bắc Kinh đã bắt đầu tiến bước theo hành trình tới phối hợp lập trường và hành động, khi mà ông Evgheny Primakov đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga thời đó đã đề xuất ý tưởng về xây dựng "tam giác" này. Tuy nhiên những bước đi thực hiện chẳng hề dễ dàng. Bây giờ khi cả ba nước đang phải đối mặt với sự cần thiết kết hợp nỗ lực chung trong giải pháp với Afghanistan và vấn đề Syria như là nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố, thi cũng đã đến "thời khắc chân lý", — như sự tin tưởng của ông Andrei Volodin chuyên viên từ Học viện Ngoại giao LB Nga.
"Diễn ra sự trùng hợp ngẫu nhiên và khách quan trong lợi ích của ba quốc gia hùng mạnh trên châu lục Á-Âu. Nhân tiện xin nói, chính ông Narendra Modi cũng đã làm được nhiều việc để cải thiện mối quan hệ cá nhân của mình với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Hiện giờ hình thức bộ ba này được xây dựng dựa trên cơ sở mong muốn tự nhiên của các quốc gia với nhau. Trong đó có cả để phối hợp nỗ lực tốt hơn trong việc khắc phục mắc mớ Afghanistan và giải quyết vấn đề Syria. Hơn nữa, như tôi được rõ, Ấn Độ sẵn sàng tham gia vào công việc tái thiết hậu chiến ở Syria. Trung Quốc cũng có dự định như vậy. Thế giới quả là bất khả phân, ý tưởng về sự độc tôn thống trị của bất kỳ một quốc gia hoặc nhóm nào đó là không hiện thực. Vì vậy, cần phối hợp nỗ lực cùng nhau. Và hành động chung của ba nước trong những định dạng khác nhau — RIC, BRIC, SCO và cả tại những diễn đàn khác nữa, là rất phù hợp và ăn nhập trong bối cảnh toàn cầu đương đại".