Nga sẽ trích xuất kim loại hiếm từ khí núi lửa

© REUTERS / Rafael ArenasPhun trào núi lửa Calbuco ở Chile
Phun trào núi lửa Calbuco ở Chile - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trên đảo Iturup (thuộc quần đảo Nam Kuril, khu vực Sakhalin) sẽ xây dựng nhà máy đầu tiên của Nga chuyên trích xuất kim loại quý hiếm Rhenium từ dung nham núi lửa địa phương.

Bây giờ núi lửa này phun lên kim loại hiếm từ trong lòng đất cùng với các chất khí. Các mẫu được gửi đến ba phòng thí nghiệm quốc tế. Và họ đã xác nhận sự hiện diện của Rhenium với số lượng đủ cho trích xuất công nghiệp kim loại quý hiếm này từ khí núi lửa.

Rhenium là một trong những kim loại cứng quý hiếm phổ biến nhất và một trong những kim loại hiếm đắt nhất trên thế giới. Hiện nay giá một kg Rhenium trên thị trường thế giới là khoảng 2800 $. Và nhu cầu thường xuyên vượt quá mức cung. Trên thế giới chỉ có một vài khu vực có thứ kim loại quý này. Ngoài Nga, Rhenium chỉ có ở Chile và Hoa Kỳ.

Dự án đầy tham vọng về tách Rhenium trên quần đảo Kuril đã được manh nha từ thời Liên Xô. Trong khu vực có hàng tấn kim loại quý, nhưng để chế xuất nó cần phải có các công nghệ phức tạp. Một trong những tác giả của công nghệ khai thác Rhenium từ khí núi lửa, Giáo sư Albert Besser nói về phạm vi áp dụng của loại kim loại quý hiếm này như sau:

"Có quốc gia có nhu cầu lên đến một tấn hoặc 500 kg Rhenium. Đất nước chúng tôi rất rộng lớn, và Rhenium được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau: hàng không, hàng không vũ trụ, hóa dầu và các thiết bị điện tử, trong sản xuất tua-bin khí đốt. Đặc biệt, Rhenium cần thiết cho tên lửa và máy bay siêu âm, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm chẳng hạn. Cánh quạt tuabin làm bằng Rhenium chịu được nhiệt độ rất cao. Điều này cho phép đốt cháy nhiên liệu tại mức nhiệt độ cao, do đó cải thiện hiệu suất động cơ và giảm tiêu thụ nhiên liệu."

Đối với giám đốc Viện núi lửa và địa động lực, Viện sĩ Henry Steinberg, chế xuất Rhenium từ khí núi lửa đã trở thành công việc suốt đời. Trên cơ sở báo cáo của ông, chứng minh những lợi ích kinh tế của việc chế xuất kim loại từ khí núi lửa, đã đưa ra quyết định thực hiện.

Hải âu trên đảo Kunashir, vịnh Nam Kuril - Sputnik Việt Nam
Nga xây dựng hai căn cứ quân sự trên quần đảo Nam Kuril mà Nhật Bản tranh chấp

Nhà máy trên đảo Iturup được đưa vào chương trình phát triển mới Quần đảo Kuril. Nhà máy cũng có thể trở thành bộ phận của khu vực phát triển ưu tiên Kuril. Mà đó là những quyền lợi và ưu tiên bổ sung cho khu vực. Dự án sẽ được phát triển trong những năm 2019 — 2020. Nếu dự án biện minh cho bản thân, khu vực Sakhalin của Nga sẽ trở thành một cầu thủ quan trọng trong thị trường kim loại hiếm quốc tế.

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала