Đây là tỷ giá thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2011. Một ngày trước đó, các phương tiện truyền thông nước ngoài đã đưa tin rằng, mấy ngày cuối năm 2015, Trung Quốc đã đình chỉ một số ngân hàng nước ngoài kinh doanh nhân dân tệ qua biên giới.
Các chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã hạn chế hoạt động của mấy ngân hàng nước ngoài mà chưa công bố danh tính cụ thể, vì họ có hoạt động kinh doanh ngoại hối xuyên biên giới quy mô lớn. Trong số các dịch vụ bị đình chỉ cho đến tháng 3 năm 2016 bao gồm các giao dịch với nhân dân tệ giữa trong nước và nước ngoài.
Rõ ràng là, việc điều chỉnh quan hệ với các ngân hàng nước ngoài nhằm mục đích ổn định lại tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ. Vào tháng Tám năm 2015, đồng tiền quốc gia của Trung Quốc đã mất giá mạnh nhất trong 20 năm qua. Sau đó, các cơ quan tài chính ngày càng khó khăn hơn trong việc ngăn chặn dòng tiền chảy ra nước ngoài. Vào đầu tháng 12 năm 2015, báo cáo của Global Financial Integrity (Liêm chính Tài chính Toàn cầu, gọi tắt là GFI) chỉ ra rằng, kể từ năm 2004 đến năm 2013, mà đây là năm cuối cùng có thông tin về việc xuất khẩu bất hợp pháp nguồn vốn từ Trung Quốc, mỗi năm đã có 140 tỷ USD chảy khỏi Trung Quốc.
Hiện tượng vốn chảy ra khỏi thị trường Trung Quốc phù hợp với xu hướng toàn cầu giảm sức hấp dẫn của các thị trường mới nổi. Ngoài ra, nhiều công ty nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc và định hướng xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ của mình, buộc phải hạn chế kinh doanh do nhu cầu toàn cầu giảm đi. Tất cả điều này là một gánh nặng rất lớn với đồng nhân dân tệ, vì thế các cơ quan tài chính phải tự quản lý tỷ giá hối đoái NDT để hỗ trợ các nhà xuất khẩu Trung Quốc.
Chuyên gia Nikita Maslennikov của Viện Phát triển đương đại của Nga cho rằng, trong tình hình hiện nay Trung Quốc buộc phải bắt đầu một cuộc cải cách triệt để hơn để tự do hoá tỷ giá nhân dân tệ:
“Bây giờ, Trung Quốc nên dần dần di chuyển theo hướng mở rộng biên độ dao động của đồng nhân dân tệ so với đồng tiền dự trữ lớn trên thế giới, và sau khi có điều kiện cần thiết thì sẽ tự do hóa tỷ giá NDT. Điều quan trọng là, xu hướng này phải được khẳng định không chỉ trên lời nói của các nhà lãnh đạo chính trị, mà còn bằng những hành động cụ thể của các cơ quan tiền tệ. Xu hướng này sẽ phù hợp với bối cảnh chung nhằm tự do hóa thị trường ở Trung Quốc”.
Trước năm mới, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết rằng, xu hướng mất giá đồng nhân dân tệ nhằm mục đích cải cách cơ chế hình thành tỷ giá đồng tiền quốc gia. Cơ quan tài chính hứa sẽ tiếp tục cải cách, tỷ giá đồng nhân dân tệ về cơ bản sẽ ổn định ở mức hợp lý và cân bằng.
Hiện tượng vốn chảy ra khỏi thị trường Trung Quốc phù hợp với xu hướng toàn cầu giảm sức hấp dẫn của các thị trường mới nổi. Ngoài ra, nhiều công ty nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc và định hướng xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ của mình, buộc phải hạn chế kinh doanh do nhu cầu toàn cầu giảm đi. Tất cả điều này là một gánh nặng rất lớn với đồng nhân dân tệ, vì thế các cơ quan tài chính phải tự quản lý tỷ giá hối đoái NDT để hỗ trợ các nhà xuất khẩu Trung Quốc.
Chuyên gia Nikita Maslennikov của Viện Phát triển đương đại của Nga cho rằng, trong tình hình hiện nay Trung Quốc buộc phải bắt đầu một cuộc cải cách triệt để hơn để tự do hoá tỷ giá nhân dân tệ:
“Bây giờ, Trung Quốc nên dần dần di chuyển theo hướng mở rộng biên độ dao động của đồng nhân dân tệ so với đồng tiền dự trữ lớn trên thế giới, và sau khi có điều kiện cần thiết thì sẽ tự do hóa tỷ giá NDT. Điều quan trọng là, xu hướng này phải được khẳng định không chỉ trên lời nói của các nhà lãnh đạo chính trị, mà còn bằng những hành động cụ thể của các cơ quan tiền tệ. Xu hướng này sẽ phù hợp với bối cảnh chung nhằm tự do hóa thị trường ở Trung Quốc”.
Trước năm mới, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết rằng, xu hướng mất giá đồng nhân dân tệ nhằm mục đích cải cách cơ chế hình thành tỷ giá đồng tiền quốc gia. Cơ quan tài chính hứa sẽ tiếp tục cải cách, tỷ giá đồng nhân dân tệ về cơ bản sẽ ổn định ở mức hợp lý và cân bằng.