Nhà báo Sergei Varshavchik, hãng đa truyền thông Rossiya Segodnya đã nhắc lại chi tiết sự kiện.
Ý tưởng thuộc về người chỉ huy nổi tiếng, Anh hùng Liên Xô, Đại tướng Vasily Margelov, Tư lệnh Lực lượng Dù (VDV). Khi ấy, các thiết bị của Lực lượng Dù như pháo tự hành (SAU), BMD, xe ô tô — đã được đổ bộ thành công nhưng không cùng người. Phân đội nhảy dù riêng. Kíp lái cần thời gian để ngồi vào vị trí chiến đấu. Trên trận chiến thực sự, liệu có nhiều thời gian? Đại tướng Margelov khẳng định, kíp lái cần phải hạ đất cùng thiết bị!
Nhiều nhân vật quân sự không tán thành ý tưởng, thậm chí coi đây là chuyện viễn tưởng. Một số cho rằng nhiệm vụ không khả thi về mặt kỹ thuật. Cuối cùng, đòi hỏi các tình nguyện viên dũng cảm vì không ai dám đảm bảo tai nạn không xảy ra. Đáp lại câu hỏi của Nguyên soái Andrei Grechko, Bộ trưởng Quốc phòng, về người sẽ ngồi trong xe BMD-1, Đại tướng Vasily Margelov nói kiên quyết: Chính tôi! Ông không thể trả lời khác. Là tư lệnh, ông muốn làm tất cả để VDV thực sự trở thành một "lực lượng phản ứng nhanh", có khả năng chủ động lập tức triển khai hoạt động tấn công ngay sau khi đổ bộ, cho phép đối phương kịp lấy lại bình tĩnh.
Ngày 23 tháng 1 năm 1976, lần đầu tiên một xe BMD-1 cùng kíp lái đã thực hiện đổ bộ bằng dù từ máy bay vận tải phản lực An-12. Đứng trong trạm chỉ huy, Đại tướng Margelov hút thuốc liên tục và tay không rời khẩu súng đã lên đạn, ông sẵn sàng ra đi nếu thử nghiệm thất bại. Thí nghiệm diễn ra thành công: sau khi đáp đất, kíp lái lập tức thực hiện bắn bằng pháo BMD, chứng tỏ khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Các sỹ quan Alexandr Margelov và Leonid Sherbakov được trao tặng danh hiệu Anh hùng vì lòng dũng cảm thực hiện nhiệm vụ đổ bộ mạo hiểm. Nhưng đó là danh hiệu Anh hùng Nga, 20 năm sau cuộc thử nghiệm. Ngày nay, hệ thống dù Reaktavr được phổ biến vận dụng trong huấn luyện chiến đấu của Lực lượng Dù Nga.