Chúng tôi đã kể rằng, trong giai đoạn Mỹ oanh tạc miền Bắc Việt Nam, khác với chuyên gia tên lửa của Liên Xô trực tiếp bắn vào các mục tiêu mang biểu tượng không quân Mỹ trên bầu trời Việt Nam, phi công Liên Xô không tham gia chiến đấu trực tiếp với không quân Mỹ. Họ được giao nhiệm vụ hướng dẫn, đào tạo phi công Việt Nam, và họ đã hoàn thành công việc này một cách xứng đáng.
Những phi công lái máy bay Xô Viết trên bầu trời Việt Nam như Nguyễn Văn Cốc, Mai Văn Cường, Nguyễn Văn Bài, phi hành gia tương lai Phạm Tuân và nhiều người khác đã trở thành anh hùng quân đội nhân dân Việt Nam. Họ đã chiến đấu và bắn rơi hàng trăm máy bay Mỹ.
Việc đào tạo phi công Việt Nam đã được thực hiện theo hai cách. Cách thứ nhất là người Việt Nam theo học tại các trường đào tạo phi công ở Liên Xô, ở Krasnodar chẳng hạn. Cách thứ hai là học ở Việt Nam, với các phi công Liên Xô, những người đã tiến hành bay thử các máy bay được Liên Xô đưa đến Việt Nam. Chương trình đào tạo ở Liên Xô kéo dài trong nhiều năm, còn ở Việt Nam là từ 3 đến 6 tháng.
Việc đào tạo phi công Việt Nam đã được thực hiện theo hai cách. Cách thứ nhất là người Việt Nam theo học tại các trường đào tạo phi công ở Liên Xô, ở Krasnodar chẳng hạn. Cách thứ hai là học ở Việt Nam, với các phi công Liên Xô, những người đã tiến hành bay thử các máy bay được Liên Xô đưa đến Việt Nam. Chương trình đào tạo ở Liên Xô kéo dài trong nhiều năm, còn ở Việt Nam là từ 3 đến 6 tháng.
Khó khăn chính cần phải khắc phục trong việc đào tạo phi công Việt Nam ở Liên Xô và tại Việt Nam là thể chất người Việt khá yếu. Để kiểm soát được máy bay chiến đấu phản lực, phi công cần phải có sức khỏe đặc biệt tốt. Theo hồi ký của trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam khi đó là thượng thướng Vladimir Abramov, những người tương đối khỏe mạnh được lựa chọn và bồi dưỡng bằng khẩu phần ăn đặc biệt giàu năng lượng để tăng cường xương và cơ bắp. Các học viên Việt Nam rất cố gắng và nắm bắt các kỹ năng một cách nhanh chóng, trình độ đào tạo là rất cao.
Trong các giai đoạn khác nhau của cuộc chiến tranh, máy bay chiến đấu Việt Nam ít hơn số lượng của không quân Mỹ từ 8-11 lần, nhưng về chất lượng thì cao hơn Mỹ. Nắm vững các kỹ năng chiến thuật của nhóm chiến đấu cơ động, phi công Việt Nam trên máy bay của Liên Xô thường chiến đấu chống lực lượng đối phương đông gấp 3-5 lần.
Hiệu quả chiến đấu của không quân Việt Nam là rất cao. Trong giai đoạn từ tháng 8 năm 1964 đến tháng 11 năm 1968, máy bay chiến đấu quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến hành 327 trận và bắn rơi 251 máy bay Mỹ. Chỉ riêng trong năm 1968, phi công Việt Nam đã bắn rơi 44 máy bay Mỹ, 39 chiếc trong số đó bị bắn rơi ngay từ loạt đạn đầu tiên. Trong năm 1972, 89 máy bay Mỹ bị không quân Việt Nam bắn rơi, tất cả đều bị tiêu diệt ngay từ trận tấn công đầu tiên. Và phải nói thêm rằng mỗi phi công Việt Nam có ít nhất 450 giờ bay, ít hơn rất nhiều so với không quân Mỹ.
Trong tất cả những năm chiến tranh phá hoại của Mỹ, các phi công Việt Nam đã tiêu diệt 350 máy bay địch. Không quân Việt Nam tổn thất 145 máy bay, 70 phi công hy sinh.
Trong các giai đoạn khác nhau của cuộc chiến tranh, máy bay chiến đấu Việt Nam ít hơn số lượng của không quân Mỹ từ 8-11 lần, nhưng về chất lượng thì cao hơn Mỹ. Nắm vững các kỹ năng chiến thuật của nhóm chiến đấu cơ động, phi công Việt Nam trên máy bay của Liên Xô thường chiến đấu chống lực lượng đối phương đông gấp 3-5 lần.
Hiệu quả chiến đấu của không quân Việt Nam là rất cao. Trong giai đoạn từ tháng 8 năm 1964 đến tháng 11 năm 1968, máy bay chiến đấu quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến hành 327 trận và bắn rơi 251 máy bay Mỹ. Chỉ riêng trong năm 1968, phi công Việt Nam đã bắn rơi 44 máy bay Mỹ, 39 chiếc trong số đó bị bắn rơi ngay từ loạt đạn đầu tiên. Trong năm 1972, 89 máy bay Mỹ bị không quân Việt Nam bắn rơi, tất cả đều bị tiêu diệt ngay từ trận tấn công đầu tiên. Và phải nói thêm rằng mỗi phi công Việt Nam có ít nhất 450 giờ bay, ít hơn rất nhiều so với không quân Mỹ.
Trong tất cả những năm chiến tranh phá hoại của Mỹ, các phi công Việt Nam đã tiêu diệt 350 máy bay địch. Không quân Việt Nam tổn thất 145 máy bay, 70 phi công hy sinh.
Trung bình, trong những năm chiến tranh, mỗi máy bay Việt Nam tổn thất khi tiêu diệt 2,3 máy bay Mỹ. Trong một số giai đoạn chiến sự, chỉ số này thậm chí còn cao hơn. Tháng 11 năm 1967, 27 máy bay Mỹ bị bắn rơi, trong khi phía Việt Nam mất 4 máy bay.
Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi tên những phi công anh hùng như Nguyễn Văn Cốc, người bắn rơi 9 máy bay Mỹ, Mai Văn Cương và và Nguyễn Hồng Nhị — bắn rơi 8 chiếc, Nguyễn Văn Bài, Nguyễn Văn Bảy — bắn rơi 7 chiếc. Trong khi đó, một trong những phi công Mỹ hiệu quả nhất là de Beliveau chỉ có sáu trận thắng trên không.
Tất cả các trường đào tạo phi công của Liên Xô, nơi huấn luyện các phi công Việt và hầu hết các chuyên gia Liên Xô đã hướng dẫn họ ở Việt Nam đều được Việt Nam trao giải thưởng nhà nước.
Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi tên những phi công anh hùng như Nguyễn Văn Cốc, người bắn rơi 9 máy bay Mỹ, Mai Văn Cương và và Nguyễn Hồng Nhị — bắn rơi 8 chiếc, Nguyễn Văn Bài, Nguyễn Văn Bảy — bắn rơi 7 chiếc. Trong khi đó, một trong những phi công Mỹ hiệu quả nhất là de Beliveau chỉ có sáu trận thắng trên không.
Tất cả các trường đào tạo phi công của Liên Xô, nơi huấn luyện các phi công Việt và hầu hết các chuyên gia Liên Xô đã hướng dẫn họ ở Việt Nam đều được Việt Nam trao giải thưởng nhà nước.