Báo Mỹ: Quân đội Nga với siêu tăng T-14 "Armata" vượt trội quân đội Mỹ

© Sputnik / Mikhail VoskresenskiyXe tăng của Nga T-14 "Armata"
Xe tăng của Nga  T-14 Armata - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Khác với ý kiến của Tổng thống đương nhiệm Barack Obama, Hoa Kỳ không phải là quá mạnh về mặt quân sự.

Trung tá nghỉ hưu Daniel Davis, trước đây là sĩ quan trong bộ chỉ huy quân đội Mỹ tại Afghanistan, nhận xét như vậy trong bài viết được đăng tải trên tờ National Interest.

Trước đây nhiều người Mỹ cho rằng, chiến dịch "Bão táp sa mạc" đã giúp khắc phục hoàn toàn "hội chứng Việt Nam" và đã củng cố vị thế của Hoa Kỳ như siêu cường quân sự duy nhất trên thế giới. Tuy nhiên,  sau các hoạt động trọng thể tôn vinh chiến thắng trước chế độ Saddam Hussein ở Iraq, niềm tự hào với chiến thắng này đã biến thành tính kiêu ngạo đáng ghê tởm, và bây giờ nó đang đe dọa sức khỏe của dân tộc Mỹ. Theo chuyên gia Mỹ, bản chất của mối đe dọa này thấy được rõ nhất khi phân tích dữ liệu về việc trang bị vũ khí mới cho quân đội Hoa Kỳ.

Máy bay ném bom Su-30SM với sự yểm trợ của phi cơ mang tên lửa Tu-160 của Nga - Sputnik Việt Nam
Business Insider: Quân đội Nga hùng hậu hơn nhiều như tất cả vẫn nghĩ

Một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất là chương trình của Lầu Năm Góc được gọi là "Hệ thống chiến đấu tương lai" (FCS) của Lục quân, đã được giới thiệu như một kế hoạch chính thức về hiện đại hóa triệt để và tái cơ cấu quân đội Mỹ đến năm 2003. Sáu năm sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã "đóng băng" chương trình FCS vì có rất nhiều vấn đề trong quá trình thực hiện, chuyên gia Daniel Davis cho biết. Kết quả là, đã mất gần một chục năm, thời gian đủ để hiện đại hóa lực lượng vũ trang và vững vàng vượt trước quân đội của các nước khác, mà đó là do lỗi của cơ quan chỉ huy quân sự Mỹ.

"Sự khác biệt rất lớn về tiềm năng quân sự đã từng tồn tại giữa Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới, nay là sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, không đáng kể", — nhà phân tích cho biết. Và nước Nga đã cho Mỹ thấy rõ điều đó khi phát triển và đưa vào vận hành "nền tảng chiến đấu phổ quát kiểu mô đun Armata".

Xe tăng T-14 «Armata» - Sputnik Việt Nam
Xe tăng T-14 «Armata»

Chuyên gia Daniel Davis nhận xét rằng, theo kế hoạch ban đầu, "Hệ thống chiến đấu tương lai" (FCS) phải trở thành hệ thống đa năng, có sử dụng nền tảng chạy bằng bánh xích cho tám loại xe chiến đấu bọc thép, nền tảng chiến đấu (xe tăng) và pháo tự hành. Trong thời gian 10 năm đã chi tiêu hết 20 tỷ đô la, nhưng vẫn không thực hiện bất kỳ ý tưởng.

Nhà phân tích Devis nhấn mạnh, còn Nga chỉ mất 6 năm để thiết kế, thử nghiệm và bắt đầu sản xuất xe chiến đấu công nghệ tiên tiến, chẳng hạn như T-14 "Armata" và xe chiến đấu BMP T-15 được trang bị các công nghệ mới nhất,.

T-14 đã chứng minh được ít nhất là không thua kém "Abrams" của Mỹ. Vào năm 1991 "Abrams" đã có khả năng giành phần thắng trong cuộc đọ sức một đối một với bất cứ loại xe tăng của kẻ thù tiềm năng. Còn hiện nay, lợi thế này đã bị mất," — chuyên gia Mỹ nhận xét.

Daniel Davis nêu câu hỏi, làm thế nào có thể giải thích sự thất bại của chương trình tái trang bị quân đội của Lầu Năm Góc trong khi Maxcơva đạt được thành công? Và ông đi đến kết luận rằng, nước Mỹ đang trở thành yếu hơn Nga về mặt quân sự chủ yếu là do thái độ kiêu ngạo đã xuất hiện sau chiến dịch Iraq. Bây giờ đến lúc bị trừng phạt vì điều đó.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала