Đây là hội nghị kỷ niệm 20 năm quan hệ giữa Nga với ASEAN — một trong những trung tâm chính trị và kinh tế lớn của thế giới đa cực ngày nay.
Gần đây, khi phát biểu tại hội nghị bàn tròn RIA "Novosti", ông Oratmangun, đại sứ Indonesia tại Nga đã nêu mục tiêu chính của hội nghị thượng đỉnh sắp tới là "thay đổi các mối quan hệ lẫn nhau giữa Nga và ASEAN, vì chúng ta vẫn còn ít được biết về nhau."
Nhà khoa học chính trị Moskva, Giáo sư Dmitry Mosyakov hoàn toàn đồng ý với tuyên bố này. Có lẽ ngoại trừ Việt Nam, quốc gia đã liên hệ với Nga trong mấy thập kỷ hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa và vẫn đang tiếp tục cho đến ngày nay. Khác với Indonesia, quan hệ đối tác Nga- Indonesia chặt chẽ trước đây từ lâu đã qua đi.
Trong những năm gần đây, các doanh nhân Nga và ASEAN đã phát triển quan hệ kinh doanh tích cực hơn trước. Trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt, điện thoại di động, ngành du lịch, cũng như trong lĩnh vực khai thác nguyên liệu khoáng sản. Tuy nhiên, như ghi nhận của ông Victor Tarusin, một trong những lãnh đạo Hội đồng Kinh doanh Nga-ASEAN, trong vấn đề đầu tư của Nga vào khu vực ASEAN, chúng ta vẫn còn xa với việc thực hiện những mong muốn có tầm chiến lược quan trọng của mình.
Một trong những yếu tố cản trở việc thực hiện các kế hoach lớn lao đó là chính sách định hướng vào Trung Quốc của Nga ở châu Á, giáo sư Mosyakov cho biết. Ông Mosyakov nói:
"Trong tình hình hiện nay, khi Nga đang ở trong tình thế khó khăn do các biện pháp trừng phạt và những xung đột mà Nga tham gia, vấn đề quan hệ với Trung Quốc, sự tiếp cận với các khoản tín dụng và các dự án của Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Nga. Đáng tiếc là tình trạng này ngày càng được lý giải theo cách mà dường như ở châu Á chỉ có một lực lượng duy nhất có thể giảm nhẹ đáng kể tình hình ở Nga và cho phép đất nước tồn tại mà không gặp vấn đề nghiêm trọng trong giai đoạn hiện nay, và sức mạnh đó chính là Trung Quốc. Chính sách của Nga tại châu Á tập trung vào các mối quan hệ với Trung Quốc, lợi ích của Trung Quốc đang bắt đầu có ý nghĩa đặc biệt và gây ra thiệt hại, kể cả thiệt hại cho lợi ích của ASEAN. Dù sao thì Nga đã tích lũy được những hiểu biết rất tốt về Trung Quốc, chúng tôi có khái niệm tốt về nước này với tư cách là đối tác, còn trong trường hợp ASEAN, ngoài Việt Nam, Nga chưa có được sự hiểu biết như vậy.
Nhưng hiện tại, khi mà ở Nga vẫn còn chưa nhận thức được rằng châu Á rất rộng lớn, có thể phát triển quan hệ đồng thời với Trung Quốc và với các nước ASEAN, cũng như với các nước và các tổ chức khác, thì vẫn tồn tại rào cản tâm lý, hạn chế hành động của chúng ta trong mối quan hệ với ASEAN. Bởi vì, dù có ý thức hay vô tình, tất cả hành động của chúng ta sẽ kèm theo suy nghĩ: Không biết Trung Quốc sẽ nhìn nhận việc này như thế nào?"
Giáo sư Mosyakov cho rằng tình huống như vậy hoàn toàn không thể chấp nhận. Ông lưu ý đến khái niệm về làm thế nào để tìm một sự cân bằng. Ông khẳng đinh rằng các chính trị gia và các doanh nhân Nga cần phải ra khỏi việc chỉ nhằm vào Trung Quốc. Không hề ra khỏi Trung Quốc, nhưng cần chuyển sang chính sách "hai bên": cả Trung Quốc lẫn các nước ASEAN.
Chuyên gia của chúng tôi bày tỏ hy vọng rằng hội nghị thượng đỉnh sắp tới tại Sochi, và năm nay được tuyên bố là năm của ASEAN tại Nga và Năm Nga tại ASEAN sẽ hỗ trợ nhằm đạt được sự cân bằng trong mối quan hệ của Nga với ASEAN và với Trung Quốc.