Mục đích của chuyến đi là quan sát cuộc bầu cử quốc hội ngày 26 tháng Hai sắp tới. Họ cũng đã gửi thông điệp cho lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei và người đứng đầu Vệ binh Cách mạng Mohammad Ali Jafari đề nghị hỗ trợ. Trong thông điệp của mình, các nhà lập pháp Mỹ đã gọi cuộc bầu cử sắp tới là "sự kiện lịch sử" và bày tỏ mong muốn được chứng kiến "nền dân chủ của Iran trong thực tế".
Tuy nhiên, Tehran không sẵn sàng tiếp nhận các du khách người Mỹ. "Iran sẽ không cho phép bất kỳ một cá nhân hay bất cứ nước nào can thiệp vào công việc nội bộ của mình," — cố vấn tổng thống Iran về các vấn đề quốc tế Hossein Sheyholislam nói với Sputnik. Ông cũng cho biết thêm:
"Tại cuộc bầu cử quốc hội sắp tới, chúng tôi không cần sự hiện diện của bất kỳ nhà quan sát nước ngoài nào. Không cần đại diện của các quốc gia khác xác nhận việc tuân thủ pháp luật của Iran và quan sát "nền dân chủ trong hành động" ở nước chúng tôi. Thực hiện bất kỳ mọi cuộc bầu cử là vấn đề chính sách nội bộ của nhà nước, mà trong trường hợp này chỉ liên quan đến người dân Iran. Bên cạnh đó, không nên quên rằng Mỹ là kẻ thù của dân tộc Iran, là kẻ thù của những ý tưởng Cách mạng Hồi giáo. Chúng tôi không cần người Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của nước chúng tôi".
Vì vậy, sau khi hai nước cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa tháng Tư năm 1980, chính trị gia Mỹ duy nhất đến thăm Iran là cựu Thượng nghị sĩ Jim Slattery. Tháng 12 năm 2014, ông Slattery đã tham gia hội nghị chống chủ nghĩa cực đoan ở Tehran.