Đặc biệt, mới đây cơ quan của "Hiệp hội công nhân cách mạng", một trong những tổ chức cánh tả hàng đầu, có đề cập đến nhiệm vụ chủ yếu trong năm nay là “dội bom” Hội nghị thượng đỉnh G7. Cảnh sát Nhật Bản cho rằng đây, là mối đe dọa không thể xem thường. Theo ý kiến của các chuyên gia, để thực hiện mối đe dọa này tổ chức cánh tả sẽ sử dụng nhóm khủng bố phi pháp có tên gọi “Quân đội cách mạng”. Vào tháng Tư năm 2015, các phần tử cực đoan của nhóm này đã phóng một tên lửa tự chế vào căn cứ quân sự Zama của Mỹ. Và nhóm này cũng nhận trách nhiệm về vụ pháo kích căn cứ không quân Mỹ Yokota.
Đừng quên rằng, ở Nhật Bản vẫn còn mối đe dọa khủng bố từ phía các đại diện của tổ chức cực đoan "Aum Shinrikyo". Giáo phái này đã thay đổi tên gọi nhưng vẫn theo đuổi ý tưởng của Asahara Shoko, người sáng lập Aum.
Đâu là nguồn gốc thật sự về chủ nghĩa cực đoan ở Nhật Bản? Các nhóm này đang hành động vì mục đích gì? Sau đây là ý kiến của chuyên gia Nga Alexander Verkhovsky, Giám đốc Trung tâm thông tin-phân tích “SOVA”, một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu về các phong trào cực đoan: “Chủ nghĩa cực đoan không nhất thiết phải gắn liền với nghèo đói. Ở bất cứ quốc gia có những người không hài lòng với hiện trạng. Một vấn đề khác là bao nhiêu người trong số đó sẵn sàng sử dụng những phương pháp bạo lực, và liệu họ có thể tự tổ chức. Đã từ lâu ở Nhật Bản có những tổ chức cánh tả cực đoạn sản sinh dưới ảnh hưởng của những ý tưởng vô chính phủ và chủ nghĩa Mác. Hồi những năm 1950-1970, các tổ chức này đã bày tỏ sự bất mãn với việc Nhật Bản tái lập quan hệ với Mỹ, khi đó đã có những đụng độ gay gắt với cảnh sát. Sau đó, quy mô hoạt động phản đối bắt đầu giảm, các tổ chức đó đã thay đổi cơ cấu không chỉ một lần, nhưng, vẫn không biến mất hoàn toàn.
Chuyên gia Alexander Verkhovsky cho biết, theo quan điểm của nhiều nhóm cực đoan, mục tiêu quan trọng nhất không phải là hành động khủng bố, mà là công tác PR để tạo dựng danh tiếng cho tổ chức của chúng: “Các cuộc tấn công khủng bố là một phương pháp đe dọa, gây áp lực lên chính phủ để đạt được mục tiêu của mình. Và các nhóm cực đoan có những mục tiêu rất khác nhau: từ đòi hỏi thực hiện yêu cầu của những kẻ khủng bố đến tận cuộc đảo chính. Nhiều tổ chức cực đoan thích tuyến bố rùm beng hơn là thực hiện cuộc tấn công khủng bố. Tuyên bố “Chúng ta nên "phá tan hội nghị thượng đỉnh” là dễ dàng hơn nhiều so với thực hiện hành động đó. Và điều quan trọng nhất là an toàn hơn.
Vì vậy, mối đe dọa thực sự mà các cuộc họp thượng đỉnh đang đối mặt là các cuộc biểu tình quần chúng có thể biến thành bạo lực. Nhưng, đây không phải là vụ tấn công khủng bố mà là mối đe dọa khác”.