Đã khai mở “Con đường Tơ lụa” bằng sắt thép

© Fotolia / KadmyСontainer
Сontainer - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thuở nào đó, con đường với đoàn vật thồ hàng nối từ Đông Á đến Địa Trung Hải từng được mệnh danh là "Con đường Tơ lụa Vĩ đại”, sử dụng trước hết để chuyên chở vải lụa từ Trung Quốc, và chính do đó mà có tên gọi như vậy.

 Bây giờ, hàng hóa từ Trung Quốc vận chuyển đến phía tây có phạm vi sản phẩm rộng rãi hơn, tuyến đường cổ đại đã hồi sinh nhưng ở cấp độ kỹ thuật hiện đại.

 

Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Putin ủng hộ ý tưởng Con đường Tơ lụa
Ngày 15 tháng Hai 2016 là mốc khai trương đoạn đường sắt thuộc đề án "Vành đai kinh tế của Con đường Tơ lụa”.  Đoàn tàu hàng đầu tiên từ Trung Quốc vượt qua khoảng cách 10400 km sau 14 ngày đêm đã tới Tehran. Hành trình từ tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc xuyên qua lãnh thổ các nước Cộng hòa Uzbekistan, Kazakhstan và Turkmenistan. Thành phần gồm 32 toa container dung tích 40 foot chứa những mặt hàng khác nhau. Việc tạo lập phương tiện giao thông như vậy cho hành lang quá cảnh đã trở thành có thể, sau khi xây dựng xong tuyến đường sắt liên vận quốc tế Kazakhstan-Turkmenistan-Iran, khai thông vào tháng Chạp  năm 2014. Tuyến đường mới là giải pháp hậu cần đầu tiên để tăng tốc vận chuyển hàng hóa từ bờ biển phía Đông Trung Quốc đến khu vực vùng vịnh Ba Tư.

Như vậy, bước đi đầu tiên để hồi sinh “Con đường Tơ lụa” đã được thực hiện, — chuyên gia Shariyati Niya từ  Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược, thành viên Hội đồng khoa học của Đại học Tổng hợp Tehran mang tên Mohsen Beheshti nêu nhận xét. Trả lời phỏng vấn của đài Sputnik, chuyên viên Iran nêu ý kiến như sau:


“Việc mở rộng cơ sở hạ tầng, cụ thể là đường sắt nối với Trung Quốc, được xem là một trong những nhiệm vụ kinh tế đối ngoại ưu tiên của Chính phủ Hassan Rouhani. Đối với Iran, khai thông tuyến đường bộ với Trung Quốc trong khuôn khổ xây dựng “Vàng đại kinh tế của Con đường Tơ lụa" có nghĩa là phục hồi thành công sự hợp tác với Trung Quốc, mà chính vào khoảng thời gian không mấy thuận lợi do phải chịu đựng tác động của lệnh  trừng phạt quốc tế.
  
Hành trình của "Con đường Tơ lụa" mới hiển nhiên là có lợi nhất và dễ hiểu nhất. Iran xem đề án hồi sinh và đẩy mạnh hoạt động của “Con đường tơ lụa” hiện đại như là phần quan trọng trong nhiệm vụ mục tiêu là hội nhập liên kết kinh tế với các nước trong khu vực. Nước Cộng hòa Hồi giáo Iran thấy ở đề án này chỉ hoàn toàn là lợi ích. Mọi rủi ro kinh tế đều là nội dung thứ yếu. Còn ở vị trí đầu tiên là danh tiếng và uy tín. Xin lưu ý rằng việc củng cố liên hệ thương mại và hợp tác kinh tế của đất nước chúng tôi với Trung Quốc phần  nhiều cũng đã trợ giúp các quốc gia láng giềng ở vùng Trung Á. Kết quả là khai thông thành công tuyến hành lang đường sắt", — chuyên viên Iran kết luận.


 Cuối cùng, cũng không nên quên rằng  việc Nga gia nhập đề án "Vành đai kinh tế của Con đường tơ lụa" mới đã làm tăng cao ích lợi của đề án này. Năm 2014, ở Nga đã bắt đầu cuộc thảo luận đại chúng về khái niệm mới cho  sự phát triển khu vực Viễn Đông dưới tên gọi “Vành đai xuyên Á- u «Razvitie». Trong khuôn khổ khái niệm này, xúc tiến chuẩn bị đề án hội nhập giao thông vận tải Á- u liên vận, với thành phần chính là tuyến đường Baikal-Amur và đường sắt xuyên Siberia. Xin nhắc, cho đến nay đường sắt xuyên Siberia vẫn là tuyến đường  cao tốc dài nhất trên thế giới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала