Quyết định này đã được thông qua do lo ngại rằng, những đầu bếp làm việc tại các nhà hàng ẩm thực Nhật Bản ở nước ngoài có tay nghề thấp, làm hỏng hình ảnh của các món ăn truyền thống của Nhật Bản, và điều đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của nước Nhật. Các chuyên gia của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản đã thảo ra hệ thống chứng chỉ này.
Trước hết, ở trọng tâm chú ý là các món ăn chế biến thực phẩm tươi sống, ví dụ, cá sống và loại hải sản khác. Ngoài ra, các đầu bếp nước ngoài phải thể hiện trình độ cao chế biến món ăn từ gạo và kiều mạch, cách làm súp miso và nhiều món rau hầm và dầm. Các chuyên gia sẽ đánh giá không chỉ cách chế biến món ăn mà cả văn hóa phục vụ món ăn đúng chuẩn Nhật Bản.
Hệ thống chứng chỉ các đầu bếp nước ngoài bao gồm ba cấp độ: vàng, bạc và đồng. Một trong những điều kiện để nhận được chứng chỉ vàng là thực tập trong một nhà hàng ẩm thực trên địa bàn Nhật Bản trong thời gian 2 năm. Những người học tại các trường cao đẳng dạy nấu ăn trong ít nhất 6 tháng sẽ được cấp chứng chỉ bạc. Còn chứng chỉ đồng sẽ dành cho những học viên tham gia các khóa học ngắn ngày hơn.
Sau đây là ý kiến của Phó Giám đốc điều hành nhà hàng Maxcơva "Hoa anh đào" Olga Nechaeva:
"Nếu nói về các món ăn tươi sống — sushi, sashimi — thì trong trường hợp này nhất thiết phải có một đầu bếp có tay nghề cao, không chỉ biết phân biệt các loại cá và hải sản, mà còn đánh giá mức độ tươi sống của thực phẩm, phải có giấy phép chế biến các món ăn đó. Còn món cá nóc sống là một trường hợp đặc biệt. Nhà hàng chúng tôi có đầu bếp người Nhật — Hiroyuki Arakawa. Nếu trong nhà hàng có đầu bếp người Nhật thì tốt hơn. Theo tôi, bất kỳ nhà hàng với các món ăn truyền thống Nhật Bản phải có đầu bếp người Nhật, ít nhất ở giai đoạn đầu tiên để đào tạo nhân viên. Nhân tiện xin nói luôn, ở Nga trong các nhà hàng Nhật Bản đắt nhất có sử dụng cá đã được bảo quản trong các thùng đông lạnh sâu trên tàu đánh cá. Cá đông lạnh rẻ hơn 1,5 —2 lần so với thực phẩm tươi sống và có thể bảo quản lâu hơn. Cá đông lạnh thường được sử dụng trong các quán sushi ở Nga. Khách hàng Nga không nhận thấy sự khác biệt, nhưng đối với người Nhật đó là khác biệt không chịu nổi".
Ngoài hệ thống chứng chỉ, trong năm 2016 chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ cho chương trình đào tạo các đầu bếp sushi. Đầu bếp nước ngoài có thể đến Nhật Bản để học tập tại các trường dạy nấu ăn trên điều kiện ưu đãi. Chính phủ Nhật Bản hy vọng thông qua sáng kiến này sẽ nâng cao chất lượng các món ăn Nhật Bản ở nước ngoài, mà trong năm 2013 ẩm thực truyền thống của Nhật Bản đã chính thức được liệt vào danh sách Di sản Văn hoá Phi vật thể của UNESCO. Sau đó, theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, số lượng nhà hàng Nhật Bản được đăng ký trên thế giới đã tăng từ 55 nghìn đến gần 88 nghìn.