Ngày 24 tháng 7 đã trở thành Ngày hội của Lực lượng tên lửa Việt Nam như thế nào?

© Ảnh : Witkowski MarcinTên lửa của Liên Xô SA-75 "Dvina"
Tên lửa của Liên Xô SA-75 Dvina - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chúng tôi tiếp tục loạt bài về lịch sử quan hệ Nga Việt nửa thế kỷ trước. Chúng tôi đã kể rằng, giữa tháng 7 năm 1965, tại Trung tâm huấn luyện ở ngoại ô Hà Nội, các chuyên gia tên lửa Liên Xô đang huấn luyện trung đoàn tên lửa đầu tiên 236 của Việt Nam, đã nhận lệnh sớm kết thúc giai đoạn đào tạo và lập tức cơ động đến vị trí chiến đấu.

Vào thời điểm đó, trung đoàn bộ đội tên lửa Việt Nam chưa thể độc lập chiến đấu. Ban chỉ huy nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam quyết định thành lập các đơn vị chiến đấu gồm các chuyên gia tên lửa Liên Xô đang huấn luyện bộ đội Việt Nam, số lượng từ 35-40 người.

Tên lửa của Liên Xô S-75 Dvina - Sputnik Việt Nam
"Dvina" - lá chắn pháo-tên lửa của Việt Nam
Hai đơn vị chuẩn bị cho trận đánh đầu tiên. Chỉ huy các đơn vị này là các đại úy Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Văn Ninh, phía Liên Xô là các thiếu tá Mozhaev và Ilyin. Câu hỏi chính đặt ra là: làm thế nào để chiến đấu hiệu quả? Đón đánh máy bay địch ở đâu? Làm thế nào để tránh đòn trả thù? Các chuyên gia quyết định dùng chiến thuật "phục kích." Đó là đón đánh máy bay ở một nơi bất ngờ đối với chúng, bắn xong thì ngay lập tức chuyển đến khu vực khác.

Điểm phục kích đầu tiên được chọn theo khuyến nghị của ban chỉ huy Việt Nam — trên đường máy bay Mỹ bay vào Hà Nội, cách phía Đông Bắc thủ đô 50 km. Trong đêm tối đã triển khai ba bệ phóng. Nhân dân địa phương tích cực giúp bộ đội ngụy trang trận địa. Đến gần sáng thì mọi thứ đã sẵn sàng, tất cả chỉ còn phải chờ đợi.

Các chiến sỹ dẫn mục tiêu đã không ra khỏi cabin kim loại trong vòng 12-14 giờ trong thời tiết tháng bảy! Nhiệt độ buồng lái lên đến 70 độ C. Do căng thẳng thần kinh và ngạt thở có người đã bị bất tỉnh. Nhưng ở thời điểm quan trọng, cả người lẫn máy móc thiết bị đã không để phải thất vọng.

Máy bay Mỹ - Sputnik Việt Nam
Phi công Việt Nam chiến thắng trên bầu trời quê hương
Bốn chiếc máy bay “Con ma” của Mỹ bật đèn chuyển hướng, bay theo đội hình ở độ cao mà súng cao xạ không thể bắn tới. Chúng bình tĩnh bay vì tin là mình bất khả xâm phạm. Vào lúc 14 giờ 40 phút ngày 24 tháng 7 năm 1965, lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh Việt Nam, tên lửa của Liên Xô đã bắn vào những chiếc “Con ma” của Mỹ. Nhóm Mozhayev và Nguyễn Văn Thanh bắn rơi 2 máy bay, nhóm Ilyinykh và Nguyễn Văn Ninh bắn rơi 1 chiếc khác. Cán bộ dẫn mục tiêu lần đầu tiên ra trận là các thượng úy Konstantinov và Bondarev, hai người hỗ trợ họ là các thiếu úy Lê Đình Chi Phạm Trường Vũ – những người trong tương lai sẽ là anh hùng lực lượng vũ trang Việt Nam.

Lực lượng tên lửa đã tiêu diệt máy bay thứ 399, 400 và 401 của Mỹ bị bắn hạ trên lãnh thổ Việt Nam kể từ đầu cuộc xâm lược của Mỹ chống miền Bắc. Từ xác chiếc máy bay Mỹ thứ 400 bị bắn rơi, người Việt Nam đã làm ra những chiếc huy hiệu: trên nền chiếc máy bay bốc cháy đâm vào một ngọn núi là chữ số "400", có dòng chữ "Chiến thắng đầu tiên" và “Ngày 24 tháng 7 năm 1965". Tất cả các quân nhân trung đoàn tên lửa phòng không 236 của Quân đội nhân dân Việt Nam đều được trao huy hiệu này. Và kể từ đó, mốc ghi công đầu được kỷ niệm hàng năm ở Việt Nam như là  Ngày truyền thống của bộ đội Tên lửa.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала