Bệnh lao đứng ngang hàng với HIV/AIDS và trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Nga có thể cung cấp phương pháp chữa khỏi bệnh này.
Hiện có phương pháp điều trị bệnh lao bằng thiết bị laser có sử dụng khả năng của tia cực tím diệt khuẩn, tiệt trùng. 25 năm trước, nhà khoa học Alexander Prokhorov, người đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1964, người sáng lập môn khoa học laser y học, đã bắt đầu phát triển phương pháp này.
Các nhà khoa học Nga đã chứng minh rằng, trực khuẩn lao — tác nhân gây bệnh lao — chết dưới sóng laser rất ngắn. Trong năm 2003, các chuyên gia của Viện Vật lý Đại cương mang tên A.M.Prokhorov thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga cùng với các đồng nghiệp từ Estonia đã phát triển thiết bị laser điều trị bệnh lao. Các cuộc thử nghiệm lâm sàng được tổ chức tại Bệnh viện Lao Trung ương (Viện Han lâm Khoa học Nga) trong năm 2005 đã chỉ ra rằng, trong 8% trường hợp sau khi điều trị bằng laser, hang phổi được đóng lại (đây là một kết quả rất tốt). Ngoài ra, sau khi điều trị bằng laser, bệnh nhân không còn là nguồn lây truyền bệnh lao. Đáng tiếc, phát minh này của các nhà khoa học Nga chỉ được áp dụng ở một số bệnh viện của Nga cùng với thuốc điều trị.
Ông Gennadi Kuzmin, một trong những tác giả của sáng chế này, Trưởng phòng thí nghiệm của Viện Vật lý Đại cương, tin chắc rằng, nhân loại cần phải sử dụng các phương pháp điều trị bằng laser. Các tia laser có bước khác nhau, và do đó, kỹ thuật laser có thể được sử dụng để điều trị gần như bất kỳ bệnh nào. Ngoài lao phổi, các bác sĩ Nga đang sử dụng thành công thiết bị laser để điều trị bệnh vẩy nến, viêm tai giữa, viêm phế quản, thiết bị này cũng được sử dụng trong phẫu thuật phụ khoa, nội soi phế quản ở trẻ em. Trong một cuộc phỏng vấn với đài "Sputnik", nhà khoa học Kuzmin cho biết:
"Ngay từ đầu chúng tôi quyết định nghiên cứu cách điều trị bệnh lao vì đây là một trong những bệnh nghiêm trọng nhất. Song, với phương pháp của chúng tôi có thể chữa khỏi bất kỳ bệnh viêm. Trong trường hợp bệnh lao với hình thức nghiêm trọng nhất, chúng tôi phát chùm tia laser vào khoang phổi qua một sợi quang. Chúng tôi sử dụng các đầu laser đặc biệt để tán xạ chùm tia, đầu laser đặc biệt đã được thiết kế tại Trung tâm sợi quang của Viện chúng tôi. Đầu laser được làm bằng sợi mỏng truyền ánh sáng cực tím. Chúng tôi có thể điều trị viêm nội tạng thông qua mũi hoặc thông qua một lỗ trong phổi".
Theo số liệu gần đây, tỷ lệ tử vong do bệnh lao ở Nga giảm một nửa so với năm 1990, nhưng, tỷ lệ tổng thể vẫn còn ở mức cao. Trong năm 2014 ở Nga đã có hơn 136.000 trường hợp mắc bệnh lao. Vì vậy, còn nhiều cơ hội để thiết bị laser được ứng dụng ở Nga.