Từ một miền Nga soi vào lịch sử và mối liên hệ giữa các dân tộc khu vực Thái Bình Dương

© Sputnik / Ramil SitdikovTrường Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông (gọi tắt theo tiếng Nga là DVFU)
Trường Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông (gọi tắt theo tiếng Nga là DVFU) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trường Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông (gọi tắt theo tiếng Nga là DVFU) sẽ bảo trợ thành lập một phòng thí nghiệm khảo cổ học quốc tế loại hình mạng, nơi sẽ tổ chức nghiên cứu lịch sử các dân tộc từng sinh sống ở địa bàn khu vực Thái Bình Dương từ mấy nghìn năm trước, - như Phòng thông tin-báo chí của nhà trường cho biết.

"Dự án mạng mới nhằm liên kết các nhà khoa học từ Nga, Ecuador, Philippines, Nhật Bản và hàng loạt  nước khác của khu vực Thái Bình Dương. Trong khuôn khổ Phòng thí nghiệm này các đồng nghiệp có thể chia sẻ kết quả nghiên cứu một cách kịp thời và hiệu quả hơn để khai thác những lối tiếp cận thống nhất và phương pháp chung trong việc nghiên cứu đà biến thiên của những tiến trình lịch sử thời cổ đại ở những phần  khác nhau của khu vực châu Á-Thái Bình Dương", — thông báo nêu rõ.

Như nhận định của ông Alexandr Popov Giám đốc Bảo tàng Khoa học-Giáo dục DVFU, ý tưởng tạo lập một phòng thí nghiệm như vậy đã nảy sinh  trong quá trình thực thi đề án hợp tác chung của các nhà khoa học-khảo cổ DVFU và Viện Bách khoa Nghiên cứu vùng đất ven biển Guayaquil (Ecuador).  Những nghiên cứu được tiến hành đã tập trung so sánh sự thích nghi của con người với việc thay đổi môi trường tại các mảng đối diện của Thái Bình Dương — vùng bờ biển Nam Mỹ và  vùng Primorye hiện đại. Trong  thời gian những cuộc khảo sát điền dã tập thể khoa học quốc tế đã có hàng loạt những khám phá độc đáo, và trên cơ sở đó các công trình nghiên cứu vẫn đang được tiếp nối.

"Các chuyên gia tìm hiểu những vấn đề tương đồng giống nhau tại những điểm khác nhau của khu vực Thái Bình Dương,cần thường xuyên trao đổi thông tin. Tạo lập một Phòng thí nghiệm mạng sẽ giúp thiết lập liên lạc-tiếp xúc như vậy để nghiên cứu toàn diện về  các tiến trình lịch sử trong quá khứ", — thông báo dẫn lời giải thích của chuyên gia Popov.

"Về cơ bản đã rõ là các tiến trình tại những điểm cách xa khác nhau của khu vực Thái Bình Dương có sự gắn bó tương hỗ mật thiết với nhau. Thí dụ như  sự tiến hóa của cư dân ở khu vực Đông Nam Á hoặc phát minh kỹ thuật ở  vùng trung tâm Trung Quốc không phải là không để lại  dấu vết trên phạm vi địa lý rất rộng lớn, và có thể không trực tiếp, nhưng vẫn cảm nhận được hầu như ở khắp mọi nơi trong khu vực Thái Bình Dương. Việc nghiên cứu sẽ giúp đỡ để hiểu và dự đoán được một số tiến trình tương lai đang phát triển theo kiểu xoắn ốc", — nhà khoa học nói thêm.

Nhà khảo cổ học nhận định rằng ở đây nói về việc nghiên cứu giai đoạn khoảng giữa 12-13 nghìn năm trước — thời gian trên lằn ranh văn minh và tình trạng nguyên thủy, khi hình thành cộng đồng và nền kinh tế sản xuất,  đặt nền móng cho toàn bộ tiến trình phát triển của loài người.

Sáng kiến của các nhà khoa học Nga ở Viễn Đông đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo đồng nghiệp quốc tế. Các đối tác trong Viện Bách khoa Nghiên cứu vùng đất ven biển của Ecuador và Đại học Tổng hợp  Philippines đã khẳng định sẵn sàng tham gia vào công việc của Phòng thí nghiệm mạng. Hiện nay đang tiến hành đàm phán với hai trường của Nhật Bản là Đại học Tổng hợp  Hokkaido và Đại học Tổng hợp Tohoku,  - thông báo cho biết thêm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала