Quân đội Nhật Bản được trao quyền tham gia chiến tranh trong cả trường hợp vắng mặt cuộc tấn công trực tiếp vào Nhật Bản.
Một khía cạnh quan trọng của luật mới về quốc phòng là tăng cường quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ. Hai quốc gia có cơ hội hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp khẩn cấp, — Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố khi phát biểu tại quốc hội. Theo học giả Dmitry Streltsov, Giáo sư MGIMO, điều này sẽ cho phép chính phủ Nhật Bản tự do hành động hơn:
"Sự hợp tác với Hoa Kỳ đang chuyển sang cấp độ liên minh quân sự toàn diện. Một cơ quan hoạch định quân sự thường trực và phối hợp tác chiến được thành lập. Một điểm cũng quan trọng là kể từ nay, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ được phép tham dự hoạt động quân sự chung với Mỹ và hỗ trợ đồng minh trên cơ sở đánh giá tình huống khi vắng mặt mối đe dọa chủ quyền Nhật Bản. Chỉ cần lợi ích của Nhật Bản bị ảnh hưởng, dù là ở nơi xa lãnh thổ. Như vậy, Chính phủ Nhật Bản được bổ sung quyền hạn sử dụng lực lượng vũ trang."
Không chỉ phần lớn người Nhật Bản bất bình với Luật Quốc phòng mới. Theo các chuyên gia, sau khi luật này có hiệu lực, những lo ngại của các nước châu Á-Thái Bình Dương lại có thể trỗi dậy, đó là các dân tộc đã từng là nạn nhân của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Luật mới cho phép Nhật Bản sử dụng lực lượng vũ trang bảo vệ "các quốc gia thân thiện" khác, ngoại trừ Hoa Kỳ. Nhưng khái niệm về những "người bạn" này lại không được nêu rõ. Triển vọng nhận được "sự bảo trợ" như vậy không khỏi làm các nước láng giềng rùng mình, ví dụ như Hàn Quốc, nơi quân đội Nhật Bản đã để lại những ký ức xấu xa.
Cùng lúc với việc Luật Quốc phòng mới có hiệu lực, Nhật Bản đang triển khai Lực lượng Phòng vệ và các phương tiện phòng không trên quần đảo Senkaku, chỉ cách lãnh thổ Trung Quốc 150 km. Phải chăng, Tokyo không loại trừ khả năng một cuộc chiến quy mô lớn với Bắc Kinh.