Như được biết, văn kiện mà gần 40 quốc gia — thành viên UNESCO là đồng tác giả, đã được toàn thể nhất trí tán thành, RIA Novosti đưa tin.
"Dự thảo nghị quyết mà Hội đồng chấp hành đã xem xét, mang tính chất tượng trưng và có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Nó mang tính chất tượng trưng bởi vì khi nhất trí thông qua quyết định này, các thành viên Hội đồng chấp hành đều bày tỏ sự đoàn kết với nhân dân của Cộng hòa Arab Syria chịu tổn thất nặng nề do cuộc chiến. Từ quan điểm thực tế, khi các thành viên Hội đồng chấp hành lên án mạnh mẽ việc cố ý phá hoại các di sản văn hóa, chúng tôi bày tỏ sự sẵn sàng thống nhất nỗ lực và cung cấp hỗ trợ để phục hồi và bảo tồn Palmyra và các di sản khác ở Syria được công nhận là Di sản thế giới,"- đại diện thường trực của Nga tại UNESCO, bà Eleonora Mitrofanova cho biết. Bà nhấn mạnh rằng, tham gia dự án có cả những nước không có cùng quan điểm với Nga về cuộc xung đột ở Syria.
Xin nhắc lại rằng, thành phố cổ Palmyra, một chủ thể di sản toàn thế giới trong danh sách của UNESCO, đã nằm dưới sự kiểm soát của các chiến binh IS từ giữa tháng 5 năm 2015. Kết quả là, các di tích kiến trúc độc đáo đã bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày 27 tháng 3 năm 2016, quân đội Syria và lực lượng dân quân với sự yểm trợ của không quân Nga đã giải phóng thành phố cổ từ tay phiến quân "Nhà nước Hồi giáo". Bây giờ các binh sĩ của Nga và Syria tiếp tục rà phá bom mìn ở vùng Palmyra. Người dân bắt đầu quay trở lại thành phố cổ này. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người có thể về đây, bởi vì trong thành phố vẫn thiếu điện và nước, cũng như do số lượng lớn bom và mìn mà phiến quân đã cài cắm khi rút lui.