Câu chuyện với “Sputnik” và vấn đề tự do báo chí ở Thổ Nhĩ Kỳ

© SputnikTural Kerimov
Tural Kerimov - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trưởng Văn phòng đại diện của “Sputnik” ở Thổ Nhĩ Kỳ, ông Tural Kerimov đã kể chi tiết về chuyện ông bị cấm nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ và trục xuất về Nga như thế nào.

"Khi tôi định đi qua cửa kiểm tra hộ chiếu tại trạm biên phòng, họ đã xét rất lâu, phải tới 10 phút, vừa nhìn vào hộ chiếu của tôi vừa gọi điện cho ai đó. Hồi lâu sau người ta đưa tôi đến khu vực khám và kiểm tra với các hành khách đến, yêu cầu nộp các giấy tờ mà tôi mang theo. Người ta thu lấy thẻ nhà báo cũng như thẻ định cư ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu tôi là nhân vật  không được mong muốn để nhập cảnh, thì vì sao họ không thu giữ các giấy tờ này khi tôi đang ở trong nước? Hoặc là khi tôi rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ mấy ngày trước đây? Lúc đó, không hiểu sao người ta không trục xuất tôi mà bây giờ lại từ chối không cho nhập cảnh. Điều này làm nảy sinh thắc mắc. Tôi đang quan tâm chờ nhận ý kiến ​​về nguyên nhân và cơ sở pháp lý đối với việc trục xuất tôi, mà cơ quan thẩm quyền của họ cần phải gửi cho phái đoàn đại diện ngoại giao của chúng ta (Tổng Lãnh sự ở Istanbul và Đại sứ quán tại Ankara) về vấn đề này".  

Sputnik - Sputnik Việt Nam
Ankara cấm nhập cảnh tổng biên tập Sputnik-Thổ Nhĩ Kỳ
Xin nhắc, ngày 15 tháng Tư, ở Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn tất cả các thứ tiếng trên tên miền sputniknews.com. Ông Tural Kerimov cho rằng chắc hẳn động tác cấm không cho ông nhập cảnh vào đất nước này cũng gắn với quyết định chặn trang web Sputnik.  Matxcơva coi việc chặn khóa trang web Sputnik ở Thổ Nhĩ Kỳ là "hành động kế tiếp vi phạm các quyền cơ bản và tự do của con người". "Trên thực tế đang tiếp diễn chính sách gây sức ép ngày càng tăng từ phía chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ với các phương tiện truyền thông và sự áp chế vô căn cứ đối với các nhà báo, chính là lối hành xử khiến nhiều lần Ankara thành mục tiêu chỉ trích của giới chuyên gia pháp luật uy tín trong các chính phủ cũng như những tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế có ảnh hưởng",  - Bộ Ngoại giao Nga nhận định.

Liên đoàn các nhà báo Nga thấy việc trục xuất Trưởng Biên tập của Sputnik là hành động vi phạm trắng trợn vào các chuẩn mực pháp lý quốc tế. Thư ký Liên đoàn các nhà báo Nga, bà Nadezhda Azhgikhina nhắc rằng quyền của các nhà báo ở Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã là mối lo ngại của những tổ chức quốc tế khác nhau.

Cả các nhà báo phương Tây cũng bất bình về chuyện này và bày tỏ sự  đoàn kết với các nhà báo Nga. Biên dịch viên kiêm phóng viên từ Istanbul, bà Veronica Hartmann, người đang làm việc cho hàng loạt phương tiện truyền thông phương Tây, đã tuyên bố với "Sputnik" như sau:

"Theo cái nhìn của tôi, chuyện này thật kinh khủng.  Hơn thế nữa những trường hợp tương tự bây giờ đang xảy ra ngày càng thường xuyên hơn: cấm nhập cảnh với phóng viên ARD của Đức, trước đó thì tước chứng chỉ kiểm định hành nghề, và thu hồi giấy phép tạm trú ở đất nước này của phóng viên tuần báo Spiegel. Tôi thấy rất đáng sợ vì các phương tiện truyền thông nước ngoài đang là nạn nhân của chính sách hạn chế tự do báo chí ở Thổ Nhĩ Kỳ".

Tuy nhiên, ở cấp độ chính thức thì phương Tây vẫn im lặng về vấn đề tự do báo chí ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn RIA Novosti, phó lãnh đạo đảng "Nước Nga công bằng" Mikhail Emelyanov tố cáo các nước châu Âu đang theo đuổi chính sách "tiêu chuẩn kép".

"Thực tế các đồng nghiệp phương Tây của chúng ta bình thản nhìn vào sự bóp nghẹt tự do ngôn luận không chỉ ở Thổ Nhĩ Kỳ mà cả ở EU (ở đó cũng xảy ra chuyện tấn công vào Sputnik), là biểu hiện rõ ràng của "tiêu chuẩn kép". Khi cần sử dụng đòn bẩy "sức mạnh mềm" trong lòng Liên bang Nga thì họ phản ứng rất gay gắt đến mức bệnh hoạn với bất kỳ hành động của Nga trong công tác quản lý không gian thông tin của nước mình. Thế nhưng nếu là chuyện với phương tiện truyền thông Nga như ở EU hay Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay thì họ làm ngơ".  

Theo quan điểm của nghị sĩ Nga, trang web Sputnik bị chặn vì hoạt động thông tin của Liên bang Nga đạt hiệu quả hơn so với các đồng nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала