Xin nhắc lại rằng, cuối tháng Bảy năm 2014, từ chỗ trừng phạt điểm nhắm vào những cá nhân và công ty riêng biệt, EU và Hoa Kỳ đã chuyển sang biện pháp chống lại toàn bộ các lĩnh vực thuộc nền kinh tế Nga. Đáp trả điều đó, Nga đã hạn chế nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm, và sau đó, vào tháng Sáu năm 2015, đã gia hạn lệnh cấm vận hàng thực phẩm đáp trả quyết định khi EU gia hạn lệnh trừng phạt chống Nga. Trong cuộc giao lưu trực tuyến vào tháng Tư năm 2016, ông Vladimir Putin nhấn mạnh, nếu EU và Mỹ gia hạn các biện pháp hạn chế, thì Nga sẽ gia hạn các biện pháp đáp trả lệnh trừng phạt.
Nhập khẩu hoặc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu?
Theo Chủ tịch Hội các nhà sản xuất rau toàn quốc Sergei Korolev, nếu vào mùa hè EU thông qua quyết định dở bỏ một số biện pháp hạn chế (trong trường hợp này Nga cũng sẽ thực hiện những hành động tương tự), thì điều đó sẽ tác động không nhiều đến các cơ sở sản xuất nông sản của Nga.
"Lệnh trừng phạt thực sự là một bước ngoặt trong sự phát triển của ngành nông nghiệp. Các nhà sản xuất của Nga coi đó là một cơ hội mới để gia tăng sản lượng, để sản xuất hàng thay thế nhập khẩu. Ở đây trước hết nói về ngành công nghiệp sữa,"- ông Korolev cho biết.
Mỹ sẽ tiếp tục gây áp lực lên châu Âu
Theo chuyên gia Nikolai Troshin từ Trung tâm nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu chiến lược Nga (RISI), kết quả của cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Pháp ủng hộ nghị quyết bãi bỏ các biện pháp trừng phạt chống Nga cho thấy rõ rằng, dư luận châu Âu không hài lòng với tình trạng kinh tế, mà các biện pháp trừng phạt có tác động trực tiếp.
Ông nói thêm, chắc là một số nước khác cũng sẽ thông qua nghị quyết tương tự. Tuy nhiên, theo ông, các lệnh trừng phạt sẽ không bị dỡ bỏ trong triển vọng ngắn hạn.
Theo ông Troshin, Mỹ sẽ yêu cầu châu Âu gia hạn lệnh trừng phạt, vì điều đó đáp ứng lợi ích của Washington. Các nhà chức trách Mỹ cho rằng, trong điều kiện này, châu Âu sẽ tỏ ý sẵn sàng ký kết thỏa thuận về khu vực thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương.
"Tuy nhiên, chúng tôi nên hoan nghênh thái độ thẳng thắn của các nghị sĩ Pháp bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Nga, bằng cách này họ tác động đến các chính phủ châu Âu. Cuối cùng, họ sẽ nhận thức được rằng, việc xây dựng một châu Âu tự do từ Lisbon đến Vladivostok là tốt hơn so với việc tiếp tục trò chơi với Hoa Kỳ liên quan đến Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương," — chuyên gia Nikolai Troshin từ Trung tâm nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu chiến lược Nga, cho biết.