Sau nửa thế kỷ, Nga đã công bố một số (chứ không phải tất cả) tài liệu tối mật về hoạt động này. Song, ngay bây giờ có đủ cơ sở để nói rằng, các quân báo viên Liên Xô đã giúp cứu sống hàng trăm nghìn người Việt Nam, giúp bảo vệ hàng trăm cơ sở khỏi sự phá hoại.
Kể từ năm 1964, 17 tàu đánh cá cỡ nhỏ và vừa của Liên Xô đã được tân trang lại, được trang bị thiết bị điện tử hiện đại nhất vào thời điểm đó. Đồng thời, vẻ ngoài của các tàu vẫn không thay đổi: đó là các tàu thủy văn ra biển từ bến tàu số 37 ở cảng Vladivostok, các thủy thủ mặc thường phục đôi khi với chiếc cần câu trong tay. Y như các tàu nghiên cứu khoa học hoặc tàu đánh cá! Song, hành trình của họ đi tới vùng Thái Bình Dương, đến căn cứ không quân Mỹ trên đảo Guam chỉ có giờ bay 6 tiếng đến Việt Nam, cũng như tới Vịnh Bắc Bộ, nơi tàu sân bay Mỹ đang hiện diện. Từ đó các máy bay Mỹ đã xuất phát để thực hiện các phi vụ ném bom.
Trong thời gian 10 năm, các tàu trinh sát của Liên Xô đã tiến hành 94 chuyến hải hành với thời gian mỗi chuyến từ 3 đến 4 tháng. Khoảng 8 nghìn người đã tham gia hoạt động này. Chỉ huy trưởng của hải đoàn là đại úy — thuyền trưởng hạng 1 Dmitry Lukash hồi tưởng lại như sau:
"Các tàu của chúng tôi thường xuyên hiện diện gần các tàu sân bay, đôi khi ở khoảng cách 100 mét. Chúng tôi đã biết số hiệu của mỗi chiếc máy bay. Ngay sau khi chiếc máy bay Mỹ bắt đầu lên boong tàu, chúng tôi báo cáo với Bộ tham mưu Hải quân Liên Xô, và họ sớm cảnh báo phía Việt Nam. Một tàu trinh sát của chúng tôi thường xuyên hiện diện ở vùng biển cách căn cứ Guam của Mỹ khoảng 3 dặm, và cũng theo dõi kỹ lưỡng bao nhiêu máy bay đã cất cánh, chúng bay theo hướng nào, bao nhiên máy bay về căn cứ, có bị trúng đạn hay không. Và thông tin này ngay lập tức được báo cáo cho Matxcơva và Hà Nội".
Tuy nhiên, những thông tin đôi khi xuất hiện nay dường như các chuyên gia Liên Xô đã vào thành phần các đơn vị Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam hoặc thông tin về việc các sĩ quan tình báo Liên Xô đã tham gia hỏi cung những người Mỹ bị bắt ở Việt Nam đều không đúng sự thật. Ngược lại, khi làm việc trên lãnh thổ nước Việt Nam DCCH, các quân báo viên Liên Xô đã gặp nhiều khó khăn hơn so với việc tổ chức mạng lưới tình báo ở miền Nam sát gần căn cứ của Mỹ và tàu sân bay. Các chi tiết trong bài tiếp theo trên đài "Sputnik".