Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là phía Liên Xô đã không chỉ một lần yêu cầu Hà Nội tổ chức cuộc gặp với những tù binh phi công Mỹ. Tất nhiên, đây không phải là một yêu cầu dạng "tò mò" mà đã có lý do cụ thể. Các chuyên gia Liên Xô đã phục vụ trong tất cả các quân chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Lực lượng quân sự của Việt Nam, đặc biệt bộ đội tên lửa phòng không và không quân được trang bị thiết bị quân sự của Liên Xô. Trong năm đầu tiên khi ở Việt Nam mới bắt đầu sử dụng các tổ hợp tên lửa của Liên Xô, các chiến sĩ tên lửa Xô Viết đã bắn vào các máy bay Mỹ và đã bị không quân Mỹ tấn công trả đũa.
Điều dễ hiểu, nếu các chuyên gia Liên Xô nhận được những thông tin từ phi công Mỹ, ví dụ, về những thiết bị gây nhiễu được sử dụng để đánh lạc hướng hệ thống tên lửa phòng không, thì có thể nâng cao hiệu quả phòng không của lực lượng Việt Nam chống lại các vụ không kích của Mỹ.
Nhưng, dù có vẻ kỳ lạ, phía Việt Nam liên tục từ chối yêu cầu của Bộ chỉ huy quân sự Liên Xô và không tổ chức những cuộc gặp như vậy. Trong trường hợp tốt nhất, phía Việt Nam đề nghị gửi câu hỏi bằng văn bản để sau đó đưa ra với người Mỹ. Và câu trả lời của những tù binh Mỹ cũng được gửi bằng văn bản.
Vào ngày hôm đó, trong cuộc hỏi cung tù binh phi công Mỹ đã không vang lên câu hỏi nào về những vấn đề kỹ thuật. Sĩ quan Liên Xô hồi tưởng lại, hầu như trong suốt cuộc hỏi cung, tù binh đã khóc và thề sẽ trả tiền để khôi phục cây cầu bắc qua sông Hồng đã bị phá hủy trong vụ không kích khi máy bay Mỹ của nó bị bắn rơi. Nhân tiện xin nói luôn, các chuyên gia tên lửa Liên Xô đã bắn rơi chiếc máy bay đó.
Việc các chuyên gia Liên Xô không nhận được thông tin cần thiết trực tiếp từ các phi công Mỹ không phải là yếu tố duy nhất phức tạp hóa hoạt động của họ tại Việt Nam trong những năm chiến tranh. Những chi tiết trong bài tiếp trên trang điện tử "Sputnik".