Các chuyên viên khoa học của Đại học Tổng hợp Nghiên cứu Quốc gia Samara đã bắt tay phát triển vệ tinh khí quyển đa mục tiêu (ASM) — đó là khí cụ bay không người lái, khi ở độ cao khoảng cách Trái đất 20 km có thể giải quyết cả tổ hợp nhiệm vụ khoa học và thực tiễn trong khoảng thời gian lâu dài.
Dự án được thực thi trên cơ sở Viện Đại học Kỹ thuật hàng không trong khuôn khổ phát triển đơn vị học thuật chiến lược "Kỹ thuật hàng không vũ trụ và công nghệ", hiện là một trong ba "điểm nhấn tăng trưởng" năng lực cạnh tranh của Đại học Tổng hợp Samara trên vũ đài khoa học và giáo dục thế giới. Đóng vai trò đồng thực hiện dự án còn có cụm Không gian vũ trụ Samara, dự kiến sẽ có phần tham gia của Viện Hàng không Matxcơva và Đại học Bách khoa Pyotr Đại đế Saint-Peterburg, còn các đối tác là Trung tâm lượng tử Nga "Progress", Công ty "Sukhoi" và Nhà máy chế tạo máy thử nghiệm mang tên V.M. Myasishev".
Trong hai năm gần tới, các nhà khoa học của Đại học Tổng hợp Samara cùng với các đồng nghiệp từ Samara, thành phố Matxcơva, khu vực Matxcơva và Saint-Peterburg cần tạo ra mẫu khí cụ bay đảm nhận một phần chức năng như vệ tinh nhân tạo của Trái đất. Nhiệm vụ của ASM sẽ gồm tiến hành giám sát trên không, viễn thám Trái đất, quan sát khí tượng, cũng như đảm bảo cung cấp liên lạc điện thoại di động trong khu vực các siêu đô thị như là một dàn ăng-ten bay. Việc là ở chỗ, do thực tế vận tốc tương đối nhỏ — khoảng 70 km/h — vệ tinh khí quyển đa mục tiêu hầu như có thể "treo" lơ lửng phía trên khu vực quan sát. Đồng thời do khoảng cách nhỏ từ nó đến Trái đất, vệ tinh khí quyển đa mục tiêu có thể đáp ứng tính chất tiêu thụ tương tự như các khí cụ mục tiêu chuyên dụng bởi trọng lượng nhỏ và giá thành thấp hơn. Ngoài ra, ASM sở hữu khả năng cơ động và di chuyển tự do trong vùng đáng chú ý. Khâu cất cánh và hạ cánh có thể thực hiện từ sân bay, giúp đưa ASM tới điểm làm việc trên cao với mức kinh phí rẻ hơn đáng kể so với phóng vệ tinh vũ trụ.
Hiện nay các nhà khoa học của Viện Kỹ thuật hàng không thuộc Đại học Tổng hợp Samara đang phân định những tính chất cơ bản của khí cụ bay mới và bố cục tổng thể của nó. "Câu hỏi chính là bay ở độ cao bao nhiêu? Chế độ tầm cao của máy bay đường dài sẽ không phù hợp vì khí cụ bay tiết kiệm năng lượng với vận tốc không lớn cần phải bình ổn trong suốt chuyến bay. Độ cao tối ưu là khoảng 20 km — ở mức như vậy không có gió, vì thế sẽ ổn định", — theo như kiến giải của ông Valery Komarov Chủ nhiệm Bộ môn Cấu trúc và thiết kế máy bay thuộc Đại học Tổng hợp Samara.
Đang chờ đợi là ASM mới của Nga sẽ được trang bị động cơ điện chạy bằng ắc-quy và pin năng lượng mặt trời, đảm đương chức năng của bộ chuyển đổi năng lượng mặt trời. Kết cấu của khí cụ bay được làm chủ yếu từ vật liệu siêu bền composite. Giải pháp cấu trúc và công nghệ tích hợp trong ASM này, đặc biệt trong phần xác định hiệu quả tối đa của kiểm soát thông số chuyển động ở những độ cao khác nhau của tấm pin mặt trời, sẽ "chạy thử" sơ bộ trên mẫu máy bay không người lái đã được chế tạo ở Đại học Tổng hợp Samara. Một trong những thao trường thử nghiệm dành cho thiết bị bay mới sẽ là bán đảo Crưm, nơi có bề rộng và hoạt tính năng lượng mặt trời cần thiết.
Chế tạo mẫu UAV chiến lược mới của Nga là thách đố nghiêm túc đối với tập thể nghiên cứu của trường Đại học Nghiên cứu Quốc gia Samara. Vì thế, chu trình thực hiện dự án này thu hút cả bốn cơ sở Viện đại học (kỹ thuật hàng không, kỹ thuật tên lửa-vũ trụ, điện tử và thiết bị đo lường, động cơ và trạm phát điện), các Bộ môn chuyên ngành và trung tâm khoa học-kỹ thuật khác nhau, phòng thí nghiệm chung Nga-Slovenia "Vật liệu composite và cấu trúc", cũng như phòng thí nghiệm-nghiên cứu khoa học "Thích ứng các hệ thống phức hợp hàng không vũ trụ" dưới sự lãnh đạo của Giáo sư George Rzhevsky (Vương quốc Anh). "Sự hình thành một cụm khoa học theo đề tài này sẽ cho phép trường đại học tiến hành đào tạo các chuyên gia ưu tú trong lĩnh vực khoa học hàng không-vũ trụ thông qua thực tế của những công trình nghiên cứu có tính đột phá", — Giám đốc Viện Kỹ thuật hàng không Valery Elenev nhận định.
Thành tựu phát triển khái niệm và giải pháp khoa học-kỹ thuật cơ bản về chế tạo vệ tinh khí quyển đa mục tiêu sẽ tạo điều kiện để Đại học Tổng hợp Samara vươn lên hàng thủ lĩnh của cộng đồng nghiên cứu-giáo dục toàn cầu trong lĩnh vực thiết kế và chế tạo những khí cụ bay cao không người lái hoạt động lâu dài.