Trong những năm đó những người Nga và những người Việt Nam đã phát triển rất tích cực mối quan hệ song phương không chỉ trên lời nói mà bằng những việc làm cụ thể. Đại diện cho những người Nga là các chuyên gia Liên Xô đang làm việc ở Việt Nam, trước hết các chuyên gia quân sự. Trên thực tế, tình đoàn kết chiến đấu đã là một yếu tố quan trọng đảm bảo những thành công của các chiến sĩ bảo vệ bầu trời Việt Nam.
Khi đó ở Việt Nam rất nhiều người từng theo dõi và nắm được những diễn biến của cuộc Thế chiến II. Đối với họ, những người lính của Hồng quân là một biểu tượng của lòng dũng cảm, kiên cường và kỹ năng quân sự. Và các chuyên gia Nga tại Việt Nam cũng thể hiện các phẩm chất đó.
Khi đào tạo bộ đội tên lửa phòng không tại Việt Nam, các chuyên gia tên lửa của Liên Xô đưạ vào nguyên tắc "làm như tôi làm", tức là, tập trung toàn bộ sức lực và huy động tối đa kiến thức của mình. Các chiến sĩ Việt Nam đã thấy rõ, các chuyên gia Liên Xô quyết tâm ngăn chặn các đợt không kích của không quân Mỹ vào miền Bắc Việt Nam, họ rất coi trọng việc giữ gìn lương tâm và danh dự. Và các binh sĩ Việt Nam đã có những tình cảm chân thành nhất đối với họ.
Sau đây là một thí dụ về lòng dũng cảm và trí thông minh của các chuyên gia tên lửa Liên Xô vào thời điểm khi không quân Mỹ bắt đầu sử dụng tên lửa chống radar Shrike.
Trên các máy bay chiếu đấu của Mỹ đã bố trí thiết bị đặc biệt có khả năng phát hiện tín hiệu radar trên mặt đất. Sau khi phát hiện tín hiệu radar, phi công Mỹ phóng tên lửa Shrike và nó bay đúng vào mục tiêu. Các chuyên gia điều khiển tổ hợp tên lửa phải nhận thấy thời điểm khi dấu chỉ mục tiêu trên màn hình radar có một thay đổi nhỏ mà đó là thời điểm tên lửa "Shrike" tách khỏi máy bay. Sau đó phải ngay lập tức làm cho tín hiệu radar đổi hướng và tắt trạm hướng dẫn. Mặc dù tên lửa "Shrike" có thiết bị lưu trữ dữ liệu cho bộ nhớ, nhưng, động thái đó đảm bảo để nó không thể bay đúng vào mục tiêu. Sau đó, chuyên gia điều khiển tổ hợp tên lửa dựa vào những kinh nghiệm và khả năng linh cảm của mình lại mở trạm radar và các binh sĩ tiếp tục bắn vào máy bay địch.
Để thực hiện động thái đó phải có sự trấn tĩnh và khả năng tự chủ. Đây là thời điểm khi chỉ có một phần giây giữa sự sống và cái chết. Bởi vì nếu chuyên gia không nhận thấy kịp thời một thay đổi nhỏ trong dấu chỉ mục tiêu trên màn hình radar vào lúc Shrike tách khỏi máy bay thì tổ hợp tên lửa bị tiêu diệt. Chỉ những người có lòng can đảm mới cỏ thể thực hiện động thái như vậy.
Thiếu tướng Anatoly Pozdeev hồi tưởng lại như sau:
"Trong tình huống này các binh sĩ của tổ hợp tên lửa đều nhận thức được rằng, tất cả họ có thể chết sau một vài giây. Có ý muốn nhảy ra khỏi cabin điều khiển radar, nhanh chóng chạy trốn vào đâu sẽ an toàn hơn. Nhưng, cảnh như vậy không bao giờ xảy ra. Mọi người đều có ý thức trách nhiệm cao, tất cả ở lại tại chỗ để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu - bắn rơi các máy bay Mỹ ".
Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia tên lửa Nga, các binh sĩ Việt Nam cũng nắm vững được và thường xuyên thực hiện động thái này.