Bộ trưởng Tài chính Liban Ali Khalil đã tuyên bố như vậy khi mở đầu một cuộc đàm phán với Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang Nga, ông Konstantin Kosachev.
"Hiện nay, chúng tôi đang trực tiếp chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố. Trên biên giới phía Bắc và phía Đông chúng tôi chiến đấu chống các phần tử vũ trang của IS và Dzhebhat en-Nusra (hai tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga). Quân đội Liban hàng ngày tham gia những cuộc giao tranh và động độ vũ trang, vì thế cần đến sự hỗ trợ bổ sung. Chúng tôi đang làm việc với phía Nga theo một số phương hướng: trong một thời gian dài Nga hỗ trợ cho các lực lượng an ninh và quân đội của chúng tôi "- ông Khalil cho biết. Theo lời ông, Beirut muốn tăng cường sự hợp tác với Nga và hy vọng rằng, Matxcơva sẽ hỗ trợ quân sự bổ sung cho lực lượng vũ trang của Liban".
Ông Khalil cũng nhấn mạnh rằng, "Nga đóng một vai trò rất quan trọng trong khu vực Trung Đông và vẫn duy trì quan hệ tốt với đại diện của tất cả các lực lượng chính trị ở Liban."
Điều dễ hiểu tại sao Beirut đặc biệt quan tâm đến sự hỗ trợ từ phía Nga. Ông Anatoly Tsyganok, Giám đốc Trung tâm Dự báo quân sự Nga, giải thích thêm rằng, Liban đánh giá cao kết quả hoạt động của tiểu đoàn xây dựng mà quân đội Nga đã gửi đến nước này trong năm 2006 ngay sau cuộc chiến tranh thứ hai của Liban — cuộc xung đột vũ trang kéo dài 34 ngày giữa Israel và nhóm Shiite cực đoan "Hezbollah".
Ông Anatoly Tsyganok cho biết: "10 năm trước đây, các kỹ sư xây dựng quân sự của Nga đã giúp Liban xây dựng lại cơ sở hạ tầng bị phá hủy, đặc biệt, giúp xây dựng lại các cây cầu. Mọi người đã thấy rõ tính hiệu quả của sự giúp đỡ này, và bây giờ Beirut muốn tiếp tục hợp tác với Nga".
Thế giới Ả Rập đang bị chia rẽ, ở đây có nhiều mâu thuẫn tôn giáo và dân tộc, có những tranh chấp lãnh thổ, xung đột bộ lạc, do đó ở khu vực này có nhiều nhóm vũ trang thường xuyên tham gia những đụng độ. Nhà phân tích nhận xét rằng, ở khu vực Trung Đông người ta ngày càng ngả theo ý kiến rằng, Nga là một quốc gia có thể đóng vai trò người điều hành hòa bình trong khu vực.
Theo ông, Matxcơva không chỉ duy trì mối quan hệ đáng tin cậy với các chính phủ và các nhóm khác nhau, với các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo ở Trung Đông, mà còn nhiều lần chứng minh ý định đối tác xây dựng: Nga không hề có ý định gây ra cuộc đảo chính quân sự ở một nước nào đó và sau đó ra đi và bỏ đất nước bị chiến tranh tàn phá trong cơn hoạn nạn.
Ông Dmitry Abzalov, chuyên gia thuộc Trung tâm liên hiệp chính trị Nga, nhận xét rằng, Trung Đông đã nhận thức được rằng, Nga mang đậm phong cách xây dựng hơn là phá hoại.
Theo các nhà phân tích, Hoa Kỳ không còn là một đối tác đáng tin cậy đối với các nước Trung Đông, bởi vì chính sách của Mỹ đầy mâu thuẫn và bị ảnh hưởng bởi những kỳ bầu cử. Trong tháng mười một, Hoa Kỳ sẽ bầu ông chủ mới của Nhà Trắng, và bây giờ không thể dự đoán về những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Washington đối với khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, điều rõ ràng là chính sách của Mỹ sẽ thay đổi. Về mặt này, Nga đảm bảo sự ổn định trong chính sách đối ngoại, ông Dmitry Abzalov nhận xét.
Matxcơva có lợi ích đáng kể ở Trung Đông, đặc biệt ở Liban, cả lợi ích ứng dụng và chiến lược, các nhà phân tích nói.
Ông Anatoly Tsyganok cho biết, kể từ năm 2008 có những cuộc thảo luận về việc tạo ra một căn cứ quân sự lớn của Nga trên bờ phía Nam của Địa Trung Hải, mà sự tồn tại của một căn cứ như vậy sẽ có tầm quan trọng rất lớn trong việc duy trì sự ổn định trong toàn bộ khu vực. Liban, nước nằm trên bờ biển phía Nam, phù hợp hoàn toàn để lựa chọn địa điểm bố trí một căn cứ như vậy".
Ông Tsyganok lưu ý rằng, nếu nói về sự hợp tác kinh tế thì Liban có sức hấp dẫn lớn hơn so với, ví dụ, Syria. Nhờ vị trí địa lý trên bờ biển, ở Liban có nhiều khu đất màu mỡ.
"Tuy nhiên, Nga trước hết quan tâm đến việc tăng cường vai trò của mình trong khu vực phức tạp với những"điểm nóng" nhưng rất quan trọng và có ý nghĩa chiến lược, bởi vì điều đó sẽ giúp nâng cao uy tín của Nga trên trường quốc tế ", — ông Dmitry Abzalov nói.