"Các trạm radar của hệ thống THAAD có công suất hoạt động lớn. Để phát hiện và theo dõi ở cự ly lớn một đầu đạn nhỏ có mức độ phản chiếu bức xạ thấp, đòi hỏi sở hữu tín hiệu radio rất mạnh. Những tín hiệu này cũng sẽ chiếu xạ cả khu vực xung quanh. Thông thường, các hệ thống này được đặt ở khoảng cách không dưới vài chục cây số, lý tưởng nhất là không dưới 150 km cách các khu định cư để giảm thiểu tác động tiêu cực cho người dân. Việc người Mỹ bố trí hệ thống trong vùng lân cận với khu vực đô thị là điều cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, mối lo ngại của người dân Hàn Quốc là hoàn toàn có cơ sở."
Nếu các tiêu chuẩn này không được tuân thủ, liệu sự mạo hiểm như vậy có thật sự là điều cần thiết?
"Như được biết, hệ thống phòng thủ tên lửa NMD của Mỹ có nhiệm vụ vô hiệu hóa các tên lửa tầm ngắn từ Bắc Triều Tiên, và có lẽ, đó là sự giải thích hợp lý về mặt quân sự. Nhưng xét từ góc độ an toàn cho người dân thì không. Ngoài các bức xạ điện từ, người Hàn Quốc còn bị đặt trực tiếp dưới tầm rơi của tên lửa. Một tên lửa bị hệ thống NMD bắn hạ sẽ phải rơi xuống đất. Tên lửa bị bắn và các mảnh vỡ sẽ bay theo quĩ đạo không kiểm soát. Khả năng là rơi xuống đầu người dân."
Như Tổng thư ký tổ chức "Đoàn kết vì hòa bình và thống nhất Triều Tiên", ông Oh Mi-chung tuyên bố, quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc sẽ phá hoại hơn nữa nền hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và gây nguy hiểm cho an ninh của Hàn Quốc. Moskva và Bắc Kinh cũng có quan điểm chính thức như vậy.