Tuy nhiên, Campuchia không phải là ngoại lệ. Ở nhiều quốc gia, các cầu thủ nước ngoài đang tìm cách đưa những thế lực do họ điều khiển lên nắm quyền. Đó là những gì đã xảy ra ở Ukraina, những gì mà người ta đang cố làm ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ. Giống như cả khu vực Đông Nam Á, Campuchia đang ở vùng chịu áp lực địa chính trị từ Trung Quốc và Hoa Kỳ. Và áp lực này bắt đầu nhấn vào trước tiên ở những quốc gia có vấn đề về độ bền vững, — đó là nhận xét của nhà khoa học chính trị Nga, GS-TSKH Vladimir Kolotov. Ông nêu ý kiến như sau:
"Trong lịch sử Campuchia đã từng có cuộc đảo chính do Mỹ tổ chức, đưa tướng Lon Nol lên nắm quyền. Đã có cả cuộc đảo chính do phía Trung Quốc thực hiện — chúng ta còn nhớ chế độ khát máu của Pol Pot — Ieng Sary, khi đất nước này thực sự trở thành vùng bảo hộ của Trung Quốc. Chúng ta còn nhớ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN thất bại đầu tiên trong lịch sử của Hiệp hội này, khi Campuchia dưới sức ép của Bắc Kinh đã phá ngang việc thông qua Tuyên bố chung về Biển Đông. Cũng chính là mới đây nhất, dưới áp lực của Trung Quốc, Campuchia phát biểu ủng hộ lập trường của Trung Quốc về Biển Đông và chỉ trích lập trường của Việt Nam".
Tuy nhiên, chuyên gia Kolotov không cho rằng Phnom Penh hoàn toàn tuân theo tuyến Trung Quốc. Bởi ở ngay Campuchia vẫn có nhiều người cáo buộc Hun Sen là chính trị gia thân Việt Nam. Theo quan điểm của GS Kolotov, Thủ tướng Campuchia không thân Việt Nam mà cũng chẳng thần phục Trung Quốc. Ông ta đang cố gắng lựa chiều luồn lách giữa những lực lượng khác nhau.
Còn về Trung Quốc và Hoa Kỳ thì cả hai nước này đều quan tâm sao cho quyền lực về tay nhân vật do họ điều khiển hoàn toàn. Mỹ không hợp ý bởi thực trạng gia tăng vị thế của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á. Chính điều này cắt nghĩa cho thái độ cứng rắn của Washington với tình hình Biển Đông, chứ không phải là lý tưởng trừu tượng về tự do lưu thông hàng hải tại khu vực. Ở Campuchia, ảnh hưởng của Trung Quốc vẫn khá mạnh, và mục tiêu của Mỹ là chống lại. Đất nước này đang ngày càng biến thành sàn đấu địa chính trị giữa Washington và Bắc Kinh.
GS-TSKH Kolotov nói tiếp:
"Tôi có ấn tượng rằng bây giờ ở Campuchia không có nỗ lực đảo chính thực tế nhưng hiện hữu nỗ lực để kiểm nghiệm khả năng hành động chính quyền trong trường hợp xảy ra đảo chính. Để dần tới lúc đó sẽ vô hiệu hóa sức mạnh của chế độ hiện nay, phá vỡ uy tín của lực lượng trung thành với chế độ. Tuy nhiên, nếu xảy ra cuộc đảo chính thực sự thì chắc chắn nó sẽ dẫn đến gia tăng các quá trình bất ổn trong khu vực Đông Nam Á. Bởi chính sự duy trì hòa bình và ổn định vài thập kỷ qua đã cho phép khu vực này thực hiện bước nhảy vọt khổng lồ về kinh tế".