Bình luận viên Matthew Futterman thừa nhận rằng bài báo của ông không kêu gọi cho phép các vận động viên Nga tham gia Thế vận hội. Tuy nhiên, có một thực tế là thiếu đội Nga, Olympic cũng sẽ mất rất nhiều.
Theo tác giả, Thế vận hội Olympic thú vị nhất khi "hai siêu cường" đối mặt với nhau. Trong những năm 1970 và 1980, cuộc đối đầu của Đông và Tây tại Thế vận hội "được coi là một hình thức giao chiến một cách văn minh." Khi đó, phương Tây coi Liên Xô và CHDC Đức là "các nhân vật phản diện", là đối thủ đáng gờm của họ.
Sau khi "bức màn sắt" sụp đổ, Thế vận hội đột nhiên trở nên kém thú vị, bình luận viên Futterman viết. Nhưng trong những năm gần đây, Thế vận hội lại một lần nữa lấy lại tính thần thời Chiến tranh Lạnh — Tổng thống Vladimir Putin làm cho sự tham gia của Nga tại Thế vận hội và các cuộc thi quốc tế khác trở thành bằng chứng khẳng định đất nước ông đã phục hồi lại sức mạnh.
Việc loại bỏ hoàn toàn đội Nga có nguy cơ sẽ biến Thế vận hội thành chuỗi chiến thắng không ngừng của các vận động viên Mỹ, như trong năm 1984 ở Los Angeles, khi Liên Xô tẩy chay Olympic. Khi đó, Mỹ giành được 174 giải. Đứng thứ hai là đội Romania với 53 huy chương. Bây giờ Mỹ có thể cạnh tranh với Trung Quốc, nhưng người Trung Quốc thường giành giải trong môn bóng bàn và cầu lông, tác giả WSJ viết.
Olympic ở Sochi đã cho thấy rằng nước Nga cần Thế vận hội để khôi phục lại uy tín của mình trong thế kỷ XXI. Nhưng Thế vận hội Olympic cũng rất cần Nga, ông Matthew Futterman bình luận.