Trước đó, ông Alexey Karpov, đại diện của Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna, cũng cho biết rằng, Nga sẵn sàng ký kết hợp đồng này.
(Xin nhắc nhở rằng, trong nước "nặng" các nguyên tử hydro bình thường được thay thế bởi các đồng vị deuterium. Trong trạng thái tinh khiết nước nặng là một thành phần quan trọng của một số công nghệ hạt nhân và không thể được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác).
Theo Thỏa thuận "Kế hoạch hành động toàn diện chung" thanh sát chương trình hạt nhân của Iran, Tehran không bị cấm sản xuất nước nặng, nhưng, có một điều kiện: bản thân Iran phải giữ lượng nước nặng dưới 130 tấn. Việc sản xuất nước nặng không phải là mối đe dọa, nhưng, việc sử dụng nước nặng có liên quan trực tiếp đến sự phát triển các lò phản ứng nước nặng, và cộng đồng quốc tế giám sát thường xuyên bộ phận này trong chương trình hạt nhân của Iran.
Và không chỉ giám sát. Một năm trước đây, "bộ sáu" và Iran đã đạt thỏa thuận trong khuôn khổ "Kế hoạch hành động toàn diện chung" về việc Hoa Kỳ sẽ mua nước nặng của Iran. Tuy nhiên, mới đây, Quốc hội Mỹ đã lên tiếng phản đối hợp đồng này.
Trong điều kiện này, Iran đã tỏ ý muốn ký hợp đồng với một cường quốc hạt nhân khác — nước Nga. Trong một cuộc phỏng vấn với "Sputnik", bà Afife Abedi, chuyên gia của nhóm nghiên cứu khu vực Á-Âu thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược của Iran, cho biết:
"Không chỉ Iran mà cả "bộ sáu trung gian quốc tế" chịu trách nhiệm về việc thực hiện thỏa thuận hạt nhân. Đây là một thỏa thuận quốc tế ảnh hưởng đến những khía cạnh khác nhau trong hình hình khu vực. Sau khi các bên đạt được sự đồng thuận, họ phải tập trung nỗ lực để thực hiện thành công thỏa thuận này. Nhưng, trên thực tế diễn biến tình hình không mấy lạc quan. Quốc hội Hoa Kỳ gây cản trở cho việc Mỹ mua nước nặng của Iran. Nga đã phản ứng rất nhanh và bày tỏ sự quan tâm đến việc mua nước nặng từ Iran.
Theo thỏa thuận hạt nhân, Tehran phải đưa nước nặng dư thừa khỏi Iran trong thời gian 16 năm. Các bên cũng đã đạt được sự đồng thuận về việc Hoa Kỳ với tư cách một thành viên của "bộ sáu" sẽ mua khoảng 40 tấn nước nặng. Hơn nữa, phía Mỹ đã tuyên bố, họ hài lòng với kết quả nghiên cứu và phân tích nước nặng của Iran. Tuy nhiên, do rất nhiều chính trị gia Mỹ vẫn giữ thái độ thù địch với Iran, Washington dưới nhiều cái cớ gây trở ngại cho việc thực hiện Kế hoạch hành động toàn diện chung. Nhưng, Iran vẫn có quyền tìm kiếm và lựa chọn khách hàng mới.
Tất nhiên, có nhiều khả năng Iran sẽ chọn Nga làm đối tác thay cho Hoa Kỳ và các nước khác. Trước hết bởi vì trước đây tất cả các hợp đồng và thỏa thuận giữa hai nước đã được thực hiện hiệu qủa đúng như cam kết. Ngoài ra, Liên bang Nga là đối tác đáng tin cậy nhất của Iran trong việc thực hiện chương trình hạt nhân hòa bình. Sau khi ký kết Kế hoạch hành động toàn diện chung, hai nước đã tăng cường sự đối tác, bước vào giai đoạn thực hiện các thỏa thuận đạt được. Ngày nay, hai nước có mức độ tín nhiệm lẫn nhau rất cao. Trong suốt 12 năm "cuộc đàm phán hạt nhân", Nga rất tích cực giúp Iran thúc đẩy quá trình này và đạt được kết quả.
Đáng tiếc, "thỏa thuận hạt nhân" lại một lần nữa trở thành đối tượng trong trò chơi chính trị vô đạo đức ở một số nước. Do đó, Nga và Iran nên nâng cao cảnh giác: rất có thể bên thứ ba sẽ can thiệp để ngăn cản sự hoàn tất của giao dịch với "nước nặng".