Trước đó, những nghị quyết tương tự đã được sự phê duyệt của Lưỡng viện Quốc hội Pháp, Quốc hội Síp, cũng như các Hội đồng khu vực các tỉnh thuộc Italy như Tuscano, Lombardy, Veneto và Liguria.
Nhà khoa học chính trị Nikolai Dimlevich, cố vấn của Quỹ Nga về phát triển công nghệ cao cho rằng càng gần tới mùa thu, càng bộc lộ rõ hơn sự thay đổi đáng chú ý ở châu Âu liên quan đến biện pháp trừng phạt chống Nga.
"Đó không phải là hình phạt mà là cuộc chiến kinh tế do phía Hoa Kỳ phát động chống Nga. Và trong cuộc chiến này nạn nhân lại là EU. Về thước đo tiền tệ, phương Tây đã mất hơn 60 tỷ USD và khoảng 77% số tiền này từ Liên minh châu Âu. Và tất nhiên, vào mùa thu, khi tổng khối lượng nông sản của EU vượt quá nhu cầu, tại Brussels và Paris, Berlin, và các thủ đô châu Âu khác một lần nữa tràn ngập "dòng sông sữa". Rồi dân chúng chắc là sẽ xuống đường để nói với giới lãnh đạo chính trị những nước này về chuyện cần thông qua quyết định chấm dứt cuộc chiến tranh kinh tế hoàn toàn vô nghĩa chống lại Nga. Vì vậy, tôi nghĩ rằng chờ đợi Liên minh châu Âu sẽ là một mùa thu rất sôi động, một mùa thu bão tố", — ông Nikolai Dimlevich nhận xét trên đài phát thanh Sputnik.
Bất kể kết quả cụ thể ra sao của cuộc bầu cử vào tháng 11, những thay đổi ê-kip Tổng thống sắp tới ở nước Mỹ có thể là tín hiệu bắt đầu sự thay đổi dần của tầng lớp thượng lưu chính trị châu Âu, — nhà phân tích tin chắc như vậy.
"Giới tinh hoa chính trị châu Âu hiện nay xa rời lợi ích của đất nước họ đến mức tôi nghĩ rằng họ sẽ dần thay đổi định hướng đến tầng lớp thượng lưu có tính quốc gia hơn, nhưng nếu vậy thì điều đó cũng không xảy ra sớm hơn mốc cuộc bầu cử tổ chức tại Hoa Kỳ", — chuyên viên chính trị học Nikolay Dimlevich kết luận.