Brussels cho rằng đường ống mới sẽ củng cố vị thế của Moskva.
Theo họ, sau khi khai trương "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" Ukraine sẽ mất cơ chế trung chuyển khí đốt sang châu Âu, sự phụ thuộc của EU vào "Gazprom" sẽ tăng lên, và nguồn cung cấp khí đốt thay thế từ khu vực Caspian sẽ bị chặn.
"Tình hữu nghị mới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể là một vấn đề, nếu Nga sẽ cố gắng thay Ukraina bằng Thổ Nhĩ Kỳ," — một quan chức cấp cao của EU cho biết.
Nguồn tin cho biết rằng Ankara quan tâm đến nguồn cung cấp khí đốt giá rẻ từ Nga và có khả năng là sẽ đưa ra một loạt yêu sách với EU.
EU sẽ thận trọng theo dõi cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, có thể thông qua thỏa thuận "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ", Reuters cho biết.