Lính Dù trở thành tinh hoa của quân đội Nga như thế nào

© Sputnik / Sergey Averin / Chuyển đến kho ảnhKhánh thành tượng đài vị chỉ huy quân sự Liên Xô Vasily Margelov ở Donetsk
Khánh thành tượng đài vị chỉ huy quân sự Liên Xô Vasily Margelov ở Donetsk - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 02 tháng Tám ở Nga kỷ niệm Ngày của quân Dù (VDV).

Vào ngày này năm 1930, trong thời gian tập trận ở ngoại vi thành phố Voronezh đã tiến hành cuộc thao diễn của nhóm nhảy dù chiến đấu gồm 12 người. Hai vị chỉ huy của nhóm nhảy dù này là các phi công quân sự Leonid Minov và Yakob Moshkovski.

Trong thời gian Thế chiến II lính Dù đã chứng tỏ là những người lính kiên cường và được chuẩn bị tốt nhất trong đội ngũ Hồng quân. Cụ thể, họ đã tiến hành loạt chiến dịch táo bạo ở vùng  hậu địch quân đội Đức Quốc xã. Tháng Tám 1945, trong quá trình đập tan đội  quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu Lý, lính đổ bộ Liên Xô (thường là không dùng dù) đã góp phần đắc lực trong việc chiếm lĩnh những chủ thể quan trọng như  sân bay và các đô thị. Tuy nhiên, trong phần lớn các trận giao tranh, lính dù Xô-viết đã chiến đấu như bộ binh, mặc dù đều có khả năng chuyên nghiệp huấn luyện kỹ.

Nhảy dù - Sputnik Việt Nam
Hiệp hội người nhảy dù Italia vinh danh liệt sĩ Quân đội Nga Alexandr Prokhorenko

Sau chiến tranh, trước quân Dù đặt ra những yêu cầu mới mẻ: cần trở thành nhóm chiến đấu mà bây giờ được gọi là "lực lượng phản ứng nhanh". Những nhiệm vụ này phần lớn được  Đại tướng Vasily Margelov giải quyết. Ông chỉ huy  lực lượng Dù trong giai đoạn 1954-1959 và 1961-1979.

Vasily Margelov sinh năm 1908. Năm 1928, ông được triệu tập vào Hồng quân, chính là mốc xác định số phận cuộc đời tiếp theo của ông. Ngay trong thời gian Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, vào tháng 11 năm 1941, Vasily Margelov đã được chỉ định làm chỉ huy trung đoàn thủy thủ trượt tuyết đặc nhiệm  của Hạm đội Baltic. Ông rất cảm phục sự táo bạo và can trường của các chiến sĩ Thủy quân lục chiến, và nhiều truyền thống của nhóm quân này được ông chắt lọc truyền lại cho lính nhảy dù. Khi kết thúc chiến tranh, Margelov đã mang cấp bậc Thiếu tướng, chỉ huy sư đoàn xạ kích quân Cận vệ.

Tuy xuất phát  từ những loại hình quân khác, Vasily Margelov có tầm hiểu biết và quen thuộc nhiều với đặc tính của quân Dù. Trong những năm 1948-1954 ông chỉ huy Sư đoàn Dù, sau đó phụ trách toàn Khối Đổ bộ. Nhân tiện cũng nên nói thêm, vị tướng này nhảy dù lần đầu tiên trong đời ở độ tuổi 40 — trước khi thành chỉ huy đơn vị lính Dù. Và cho đến cuối đời, ông đã thực hiện hơn 60 cuộc nhảy. Là chỉ huy VDV, Margelov đã đưa vào bộ trang phục của lính Dù chiếc áo lót kẻ sọc — dấu hiệu kế thừa liên tục từ một loại hình quân dũng cảm là Thủy quân lục chiến sang thể loại quân anh dũng khác. Thêm một điểm nổi bật của quân Dù là chiếc mũ nồi. Lúc đầu, mũ có màu đỏ thẫm, sau đó là màu xanh da trời.

Tướng Margelov cho rằng sau khi được ném xuống địa bàn lính Dù phải tiến hành hoạt động tấn công tích cực, không cho đối phương có thời gian kịp trấn tĩnh phục hồi và phản công. Nhưng để làm điều đó họ cần được trang bị cả kỹ thuật bọc thép của riêng mình, tăng cường sức mạnh hỏa lực và đổi mới cơ cấu máy bay vận chuyển. Vasily Margelov đã thỏa thuận với sáng chế gia Mikhail Kalashnikov để chế tạo phiên bản nhỏ gọn của khẩu súng tiểu liên nổi tiếng với phần báng gấp. Theo ủy thác của vị  Tư lệnh Dù đã phát triển mẫu pháo đổ bộ trên cơ sở chiếc xe tăng nổi PT-76. Vào cuối năm 1960 trong trang bị đã tiếp nhận cả mẫu xe chiến đấu của quân Dù (BMD), trọng lượng chỉ chưa đầy 8 tấn có lắp đặt pháo bán tự động "Grom". Trên cơ sở BMD đã sáng chế cả loạt bệ pháo và các loại xe chuyên biệt dành cho lính Dù. Chính theo đơn đặt hàng của quân Đổ bộ đã chế tạo mẫu xe quân sự mọi địa hình GAZ-66. Xe này cũng có thể vận chuyển trên  không  và tiếp đất với sự hỗ trợ của hệ thống dù. Chuyển đổi diễn ra cả máy bay vận tải quân sự, để  nhận được những mẫu phi cơ mạnh và sức tải lớn  AN-22 và IL-76. Cuối cùng, vào tháng Giêng năm 1976, lần đầu tiên đã thử nghiệm thành công hệ thống đổ bộ BMD với phi hành đoàn ở bên trong. Trong cuộc thử  nghiệm, có sự tham gia của những sĩ quan Dù như Thiếu tá Alexandr Margelov (một trong những người con trai của tướng Vasily Margelov) và Trung tá Leonid Shcherbakov. Hệ thống này, hiển nhiên, đã trải qua những đợt cải tiến nghiêm túc và đắc dụng cho đến ngày nay.

Đến năm 1980, quân Dù đã trở nên phổ biến và thiện chiến nhất trên thế giới, chuyển từ "bộ binh có cánh" thành đội quân tinh hoa "lực lượng phản ứng nhanh" ưu tú của lực lượng vũ trang Liên Xô, và sau đó là Nga. Thành quả đó trước hết là nhờ công lao của vị chỉ huy huyền thoại của họ.

Ngày 01 tháng Tám 2016 tại thành phố Pskov đã long trọng khánh thành tượng đài kỷ niệm Vasily Margelov. Trong thành phố này, danh tính vị tướng được đặt tên cho đường phố nơi đóng quân của Sư đoàn Dù Cận vệ số 76 — những "chàng  lính dù Pskov" lừng lẫy chiến công.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала