NATO sẽ phải tìm một ngôn ngữ chung với Nga

© AFP 2023 / Paul J. RichardsJens Stoltenberg
Jens Stoltenberg - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bình luận về các quyết định được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh NATO tháng 7 tại Warsaw, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov nói rằng, Nga sẵn sàng tham gia vào cuộc đối thoại mang tính xây dựng với NATO về các vấn đề cùng quan tâm.

Theo ông, tại cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO, Nga đã đề xuất một "chương trình tích cực" nhằm phát triển mối quan hệ với liên minh. Theo phía Nga, việc thực hiện chương trình này sẽ giúp giảm căng thẳng và ngăn chặn những sự cố quân sự trên ranh giới nằm giữa lực lượng vũ trang của các bên. Các chuyên gia quân sự NATO đã được mời đến Matxcơva vào tháng Chín để tham vấn về tình hình quân sự-chính trị tại châu Âu.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov - Sputnik Việt Nam
Các chuyên gia NATO được mời đến Matxcơva để làm gì?
Xin nhắc lại rằng, Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Warsaw đã quyết định tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực sườn phía Đông với quy mô chưa từng có. NATO  đã thông qua kế hoạch trong năm 2017 sẽ đồng động 4 tiểu đoàn đa quốc gia đến các nước vùng Baltic và Ba Lan.

Nhà bình luận quân sự Nga Viktor Baranets trên đài Sputnik nhận xét rằng, cuộc tham vấn của các chuyên gia quân sự là bước đi đúng hướng.

"Trong hàng ngũ tướng lĩnh NATO xuất hiện những dấu hiệu của sự tỉnh táo. Một số người thừa nhận rằng, "chúng tôi đã đi quá xa trong trò chơi "chiến tranh lạnh" với Nga, có lẽ sẽ tốt hơn nếu chúng tôi ngồi vào bàn đàm phán và nói về thực tế cuộc sống. Tôi vui mừng thấy rằng, dù với hình thức như thế này nhưng NATO đang bắt đầu khôi phục cuộc đối thoại. Tất nhiên, khi đến Nga họ sẽ nhắc lại các lý lẽ cũ, vì họ vẫn hy vọng rằng, dù Nga "ngoan cố đối đầu" nhưng họ sẽ có thể tìm kiếm một khe nứt để chui vào. Còn chúng tôi thì sẽ chú ý lắng nghe những gì họ nói. Bởi vì cuộc gặp như vậy là tốt hơn so với việc điều động quân đội theo hướng gặp nhau".

Rõ ràng, quyết định triển khai các tiểu đoàn đa quốc gia tại các nước vùng Baltic và Ba Lan đã được thông qua dưới áp lực của Mỹ, mà chính sách của Hoa Kỳ đóng một vai trò quyết định trong NATO. Chỉ sau khi thay đổi chính sách này mới có thể đạt tiến bộ nào đó trong quan hệ giữa NATO và Nga. Chuyên gia Viktor Baranets cho biết:

"Tại sao trong 25 năm qua NATO thổi phồng "mối nguy cơ từ phía Nga"?  Để biện minh cho sự tồn tại của liên minh. Nhưng chúng tôi không gây sự sợ hãi, tiềm năng của chúng tôi, chẳng hạn trong bộ binh, là nhỏ hơn đáng kể so với các lực lượng NATO ở châu Âu. Mọi người đều biết rằng, Mỹ có thể "đặt mua bất kỳ bài hát", và NATO chỉ là một công cụ của họ. Hoa Kỳ muốn duy trì sự căng thẳng quân sự ở châu Âu để bản thân họ có thể sống thoải mái ở bên kia Đại Tây Dương. Tôi hy vọng rằng, chính sách của Hoa Kỳ nhằm gây sự đối đầu quân sự cứng rắn với Nga cuối cùng sẽ dịu bớt. Điều đó sẽ phục vụ lợi ích của tất cả mọi người. Sớm hay muộn Nga và NATO sẽ tìm được một ngôn ngữ chung. Chúng ta có một kẻ thù chung — đó là chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Và nếu tất cả nhận thức được điều đó thì sẽ có lợi cho sự ổn định toàn cầu".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала