Đặc biệt, đã thông qua quyết định phục hồi việc thực hiện dự án đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ".
Các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận xét về triển vọng của dự án này và triển vọng hợp tác năng lượng Nga-Thổ Nhĩ Kỳ nói chung. Trả lời phỏng vấn Sputnik, chủ tịch Hiệp hội kinh tế năng lượng quốc tế (IAEE) Gurkan Kumbaroglu nói:
"Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" là dự án mà nếu thực hiện thì tất cả các bên Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và châu Âu đều có lợi. Mặc dù Đức và Nga đã đạt được thỏa thuận trên nguyên tắc về vấn đề thực hiện dự án " Dòng chảy phương Bắc-2", và EU phản đối rất mạnh đối với dự án này. Tuy nhiên, "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" không cần sự tán thành của EU. Châu Âu đang rất cần khí đốt tự nhiên. Nga đã cho biết ý định chấm dứt quá cảnh khí đốt thông qua Ukraine. Nếu điều đó xảy ra, châu Âu thiếu "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" sẽ lâm vào tình cảnh rất khó khăn. Chúng tôi đang nói về khối lượng khí đốt rất lớn, không thể so sánh với khối lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng.
Nói về các rủi ro thì không có gì đe dọa sự an toàn của "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ". Đường ống sẽ chạy dưới Biển Đen, nối với phần đất liền an toàn nhất trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, tới phần thích hợp ở biên giới với Hy Lạp. Các đường ống dẫn khí đốt đi qua Iraq và Iran có nguy cơ mất an toàn lớn hơn rất nhiều vì tình hình cực kỳ bất ổn định trong khu vực. Trong trường hợp "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ", tôi nghĩ rằng nói về vấn đề tương tự là không cần thiết."
Chuyên gia trong lĩnh vực an ninh năng lượng Hasan Selim Ozertem lưu ý rằng dự án "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" đã trải qua những thay đổi đáng kể. Ban đầu, công suất của nó được lên kế hoạch là khoảng 63 tỷ mét khối khí đốt, nhưng sau đó đã quyết định giảm công suất xuống chỉ còn 32 tỷ mét khối khí đốt. Tuy nhiên, trong chương trình nghị sự sẽ nêu vấn đề về giảm khối lượng vận chuyển khí đốt qua Ukraine xuống mức tối thiểu. Ông Hasan Selim Ozertem nói:
"Trong trường hợp dự án "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ", ban đầu sẽ tập trung vào việc xây dựng "đường ống" thay thế cho đường ống Ucraina. Sau đó, nếu quan hệ EU-Nga thay đổi, có thể sẽ bàn đến việc đặt đường ống thứ hai đến Hy Lạp và Bulgaria. Tất nhiên, ở đây có nhiều điều phụ thuộc vào quyết định chiến lược của Gazprom, nhưng tôi cho rằng mục tiêu của các nhà chức trách Nga là giảm tối thiểu lượng khí đi qua lãnh thổ Ukraine, tạo ra cơ sở hạ tầng để đảm bảo dòng khí đốt trực tiếp đến Thổ Nhĩ Kỳ với khối lượng khoảng 15-16 tỷ mét khối. Đối với "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" dẫn đến châu Âu, ngoài Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, các cầu thủ khác phải thể hiện sự quan tâm đến đề án này. Quan điểm của Brussels, Hy Lạp đóng vai trò quan trọng như một chiến lược sẽ được sử dụng trong việc tạo ra các thị trường khu vực tiếp nhận dòng khí đốt này. Tôi nghĩ rằng, trong thời gian tới, nếu căng thẳng chính trị giữa EU và Nga giảm đi, chương trình nghị sự sẽ đặt ra các vấn đề mới về việc thực hiện xu hướng châu Âu của "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ", phù hợp với các quy định của pháp luật."