Từ đó tới nay, cụm từ này đã được sử dụng nhiều lần ở các cấp độ khác nhau trong cả hai nước.
Trong khi đó, có thể thấy rõ rằng Mỹ đang nghiêm túc chuẩn bị cho cuộc đối đầu với Trung Quốc. Dấu hiệu tiếp theo chứng tỏ điều này là công bố gần đây của Viện nghiên cứu Rand Corporation «Cuộc chiến với Trung Quốc. Suy nghĩ về những điều chưa từng nghĩ đến". Trong công trình nghiên cứu này, dựa trên số liệu của quân lực Mỹ và Trung Quốc, các kịch bản khác nhau của cuộc xung đột giữa Bắc Kinh và Washington đang được xem xét. Ấn phẩm này chỉ là bề nổi của một công trình nghiên cứu phức tạp và có tính thực tế do người Mỹ thực hiện trong nhiều năm. Từ mùa hè năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã tổ chức cuộc họp với một nhóm các sĩ quan cao cấp, ông ra lệnh "âm thầm" phân tích kịch bản về cuộc xung đột quân sự tiềm ẩn với Trung Quốc.
Bắt đầu từ một số con số thống kê. GDP theo sức mua tương đương của Trung Quốc là đã vượt trội so với các chỉ số của Mỹ. Trong khi đó, tỷ lệ ngân sách quân sự, theo số liệu chính thức, là khoảng 1,5 % GDP. Thậm chí, giả sử có tính đến chi phí bí mật trong các bản báo cáo quốc phòng thì Bắc Kinh chỉ dành cho nhu cầu này hơn 2% GDP, trong khi ngân sách quân sự Mỹ luôn luôn nhiều hơn 4% GDP. (Để so sánh: tỷ lệ trung bình chi phí quân sự toàn cầu — 2,6% GDP). Điều đó có nghĩa là, ngay cả khi tăng trưởng kinh tế ở mức thấp, Trung Quốc vẫn có nguồn dự trữ đáng kể để tăng chi tiêu quốc phòng.
Mỹ không có khoản dự trữ đó vì gánh nặng nợ công. Nhưng đối với Hoa Kỳ vẫn tồn tại những yếu tố "xấu" khác. Yếu tố đầu tiên — đó là Trung Đông. Việc Mỹ bắt buộc phải rút quân khỏi Iraq, mất quyền kiểm soát tình hình ở nước này đã dẫn đến thảm họa chính trị mới trong khu vực. Và những gì đang xảy ra ở đó trong nhiều năm nữa sẽ khiến Mỹ phải bận tâm. Yếu tố thứ hai — những hậu quả của cuộc khủng hoảng Ukraina. Để EU gây áp lực với Nga, Mỹ tuyên truyền luận đề về "mối đe dọa Nga tới các nước vùng Baltic và Ba Lan," và sau đó, trên thực tế, Hoa Kỳ bắt buộc phải triển khai lực lượng đáng kể vào chiến lược Đông Âu tù túng.
Còn bây giờ nói về sự cân bằng quyền lực. Các lực lượng chính của quân đội Trung Quốc đang tập trung xung quanh kịch bản hành động quân sự — ở các vùng phía đông Trung Quốc. Trong khi đó, lực lượng Mỹ đang dàn trải khắp thế giới và tình trạng này là khó thay đổi. Về tương quan số lượng của một số loại vũ khí trong diễn biến quân sự vùng Thái Bình Dương, rõ ràng là Trung Quốc đang ở thế có lợi, hơn nữa là gia tăng, còn Mỹ đang suy giảm. Vì nhiều lý do, Mỹ không thể phân bổ hợp lý lực lượng của mình.
Hoa kỳ nhìn thấy lối thoát khỏi tình trạng này trong cái gọi là "chiến lược bù đắp thứ ba ", do Thứ trưởng Quốc phòng Bob Wark đề xướng vào năm 2013. Trong đó, vào những năm tới, nhiều tỷ đô la sẽ được phân bổ cho các ngành công nghệ có ý nghĩa quan trọng cho cuộc chiến, và cho nền kinh tế dân sự (trí tuệ nhân tạo, công nghệ phụ, siêu thanh, vũ khí theo nguyên tắc năng lượng trực tiếp, và v.v.). Viễn cảnh đối đầu với Trung Quốc đã chi phối hoàn toàn việc lập kế hoạch chiến lược này và các cuộc tranh luận xung quanh nó. "Chiến lược bù đắp thứ ba" nhắm đến những yếu điểm về khả năng công nghệ và khoa học của Trung Quốc, để ngăn chặn thế lực của Trung Quốc. Còn "kẻ thù cũ" — Nga và Iran — chỉ được nhắc đến thoáng qua.
Một số chuyên gia không chú trọng đến những yếu tố này. Họ cho rằng, việc phát triển chiến lược do giới quân sự khởi xướng vẫn không nói lên điều gì — cần phải có kế hoạch chiến tranh cho tất cả các tình huống của cuộc sống. Tuy nhiên, trong trường hợp này, đang nói về sự khởi đầu của việc tái cơ cấu chính sách quân sự của Mỹ. Về việc chuyển đổi từ vai trò "sen đầm quốc tế", do Hoa kỳ thực hiện trong suốt một phần tư thế kỷ, đến một cuộc đối đầu mới với đối thủ tương đương về sức mạnh và khả năng.