Nga từ lâu kỳ vọng mở rộng ranh giới thềm lục địa ở Bắc Cực. Nga đã tiến hành nghiên cứu trong khu vực này từ những năm 30 của thế kỷ XX. Đã thực hiện cả nghiên cứu khoa học và cả thăm dò địa chất trên địa bàn đó.
Hiện nay, Na Uy, Đan Mạch, Canada và Hoa Kỳ đang bác bỏ đơn đề nghị của Nga mở rộng ranh giới thềm lục địa Bắc Cực. Những nước này đã đệ trình yêu sách của mình lên Liên Hợp Quốc để xem xét. Hiện giờ tổ chức này đang lắng nghe đơn trình bày của Liên bang Nga về việc nước Nga kiểm soát các thềm lục địa ở Bắc Băng Dương và Nga có quyền lãnh thổ trong khu vực này.
"Nhóm Công tác LHQ cho biết sẽ điều tra các khía cạnh kỹ thuật trong đơn đề xuất của Nga, đó sẽ là cơ sở cho thảo luận về tương lai của khu vực Bắc cực. Chưa biết kết quả sẽ ra sao, nhưng rõ ràng tranh chấp liên quan đến một trong những nơi lạnh nhất trên Trái đất, ngày càng trở nên nóng hơn". — Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nga Sergei Donskoi cho biết trong cuộc phỏng vấn với RT.
Ông lưu ý:
"Từ năm 2001 đến năm 2014, Nga đã hoàn thành 9 cuộc thám hiểm đến Bắc Cực, đã thu thập được lớp thông tin khoa học toàn diện. Tất cả khối tài liệu này chúng tôi đã thể hiện trong đơn đề nghị. Chúng tôi cần cố gắng để những thông tin này nhận được đánh giá tích cực của các thành viên trong Nhóm công tác Liên Hợp Quốc".
Thành viên tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 có 155 quốc gia, trong số đó hầu hết là các quốc gia hàng hải hàng đầu, ngoại trừ Hoa Kỳ.
Theo Công ước Luật Biển năm 1982, đáy biển quốc tế ngoài thềm lục địa và lòng đất dưới đáy biển là những "di sản chung của nhân loại". Thay mặt Công ước LHQ là Cơ quan Quyền lực quốc tế về đáy đại dương có trụ sở ở Jamaica.