Khi dân số của thủ đô Nga đã vượt quá 12 triệu dân, chính quyền tin rằng, loại hình vận tải này là cần thiết.
Nhà đầu tư chính của dự án ở Nga là tỷ phú Ziyavudin Magomedov, chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn "Summa". Công ty của ông và chính quyền Matxcơva hiện đang nghiên cứu vấn đề chế tạo Hyperloop để kết nối trung tâm thành phố với các khu ngoại ô và sân bay. Điều này đã được chính Ziyavudin Magomedov khẳng định:
"Chúng tôi đang xem xét một số tuyến đường ưu tiên cho việc thực hiện công nghệ này. Matxcơva là một trong số đó. Hai tuyến đường khác liên quan đến vậnchuyển hang hóa. Tuyến đầu tiên là hành lang "Bắc — Nam" xuyên qua lãnh thổ của Nga, Iran, Pakistan, Ấn Độ. Tuyến đường thứ hai "Trung Quốc — châu Âu" sẽ đi qua Kazakhstan và Nga. Đó là những dự án ưu tiên".
Thử nghiệm Hyperloop sơ bộ lần đầu tiên đã trải qua hồi tháng năm năm nay tại sa mạc Nevada. Hiện nay cần chế tạo và thử nghiệm nguyên mẫu đầy đủ chức năng có ống chân không và bộ phận phanh cabin từ tính. Và để giải quyết các vấn đề chính liên quan đến an toàn và tiện nghi cho hành khách. Ở điểm này, ý kiến giữa các chuyên gia khác nhau. Những người phản đối khiếu nại đến vấn đề kỹ thuật của dự án, bàn luận đến tính bền vững của thiết kế với trọng tải và ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, họ cũng đang lo lắng về độ tin cậy của kết cấu buồng lái và các vấn đề an ninh khác. Những người ủng hộ dựa vào thực tế là tất cả các dự án của Elon Musk đều hoạt động, còn việc tạo ra các công nghệ mới cần có thời gian, và cần chờ đợi.
Đối với các dự án đường cao tốc vận chuyển theo công nghệ Hyperloop thì Nga là quốc gia rộng lớn, việc vận chuyển hàng hóa nhanh từ châu Á đến châu Âu có tầm quan trọng kinh tế rất lớn. Giao thông vận tải đường sắt bằng Transsib vận chuyển ngắn hơn và rẻ hơn đường biển, nhưng nó vẫn là phương án khá chậm. Trong tuyến hàng hải Biển Bắc cũng có những phức tạp của nó: mùa hè ngắn, còn mùa đông phải dùng tới tàu phá băng làm cho vận chuyển trở nên tốn kém.
Hyperloop One dự kiến sẽ bắt đầu xuất xưởng vào năm 2020, còn tàu chở khách vào năm 2021. Như phó chủ tịch Hyperloop, ông Bruce Upbin đã viết trong blog của mình: " Người Nga là người đầu tiên phóng vệ tinh vào quỹ đạo, và có thể là người đầu tiên làm chủ di chuyển với tốc độ âm thanh".