Jenkins nhắc lại rằng lần đình chỉ thi đấu đầu tiên với Efimova xẩy ra vào năm 2013 do nữ vận động viên bơi vô tình bổ sung thực phẩm chức năng có thành phần bị cấm. Một trường hợp tương tự đã xảy ra với nữ vận động viên đồng môn Mỹ Jessica Hardy.
Vào mùa xuân năm 2016, Efimova đã bị truất quyền thi đấu vì sử dụng meldonium, chất rơi vào vòng cấm chỉ bắt đầu từ tháng Giêng. Thời hạn đào thải chất này khỏi cơ thể chưa rõ ràng: có khả năng Efimova dùng thuốc trước khi ban hành lệnh cấm.
Tác giả bài báo nhắc lại rằng, nhiều vận động viên điền kinh yêu thích của người Mỹ cũng uống thuốc và sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung.
Nhiều người dùng mạng xã hội đã nhận ra rằng bài báo này đã thay đổi ý kiến của họ về nữ vận động viên Nga.
"Giống như hầu hết khán giả Mỹ, tôi đã từng lên án Efimova. Hãy đọc Sally Jenkins và hãy suy nghĩ lại", — nhà phân tích chính trị Norman Ornstein viết.
I condemned Russian swimmer Efimova like most American viewers. Read @sallyjenx and think again https://t.co/dwDwnCU7wJ
— Norman Ornstein (@NormOrnstein) 11 августа 2016 г.
"Điều này đã hoàn toàn thay đổi quan điểm của tôi về cô ấy. Đúng là một bài học. Đừng phán xét khi chưa biết tất cả sự thật ", — cô Barbara Green thú nhận.
@NormOrnstein @moneyries @sallyjenx @washingtonpost thank you,absolutely reversed my view on her. Good lesson. Don't judge w/o all thefacts.
— Barbara Green (@barbaradgreen61) 12 августа 2016 г.
"Chúng ta đã quên rằng, các vận động viên Nga cũng là con người và họ cũng cảm thấy nỗi đau y như chúng ta" — MJ viết.
@sallyjenx @washingtonpost we forget the Russian athlates are humam and hurt like us
— MJ (@booscott10) 11 августа 2016 г.