EU: Xích lại gần hơn với Nga bất chấp phản ứng của Washington

© Sputnik / Eduard Pesov / Chuyển đến kho ảnhBộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào ngày 15 tháng 8, tại cuộc gặp ở Ekaterinburg với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã tuyên bố, ông muốn tái lập quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu.

Ông Steinmeier đặc biệt nhấn mạnh rằng, hai bên nên hợp tác trong vấn đề Ukraina và Syria, đây cũng là trọng tâm chú ý tại cuộc đàm phán của hai Bộ trưởng Ngoại giao.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và  Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier - Sputnik Việt Nam
Truyền thông Đức đang tức giận vì kết quả cuộc gặp giữa Lavrov và Steinmeier
Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh rằng, Nga và Đức không nên quay lưng lại với nhau. Mặc dù có những khác biệt nhưng hai bên nên duy trì cuộc đối thoại.

Theo nhà phân tích chính trị Bogdan Bezpalko, thành viên Ủy ban các vấn đề quan hệ quốc tế trực thuộc Tổng thống Nga, nhiệm vụ này là khả thi với một điều kiện: nước Đức và EU nên hành động bất chấp phản ứng của Hoa Kỳ. Trong một cuộc phỏng vấn với đài Sputnik, ông Bezpalko nói:

"Hy vọng rằng, ông Frank-Walter Steinmeier đại diện cho một phần tầng lớp thượng lưu Đức có thể nỗ lực để giải quyết tốt các mối quan hệ giữa Nga và Đức. Nước Đức là động cơ của EU, nhưng, có một số cầu thủ địa chính trị muốn gây chiến chia rẽ Nga —Đức, gây sự đối đầu giữa hai nước. Cho đến nay, Đức và EU dù có tiềm năng kinh tế nhất định, nhưng vẫn phụ thuộc vào Hoa Kỳ về mặt chính trị và quân sự. Mỹ gây ảnh hưởng đến Đức và EU thông qua hai khía cạnh này. Chỉ sau khi người Đức thoát khỏi sự phụ thuộc này mới có thể bắt đầu quá trình tái lập quan hệ ổn định với Nga".

Nhà phân tích cho rằng, trong tình huống này nên chờ đợi những bước đi cụ thể từ phía Đức nhằm xích lại gần nhau với Nga:

"Sau những lời tuyên bố phải thực hiện những bước đi cụ thể. Nếu Đức muốn bình thường hóa quan hệ với Nga, thì có thể, ví dụ, hủy bỏ lệnh trừng phạt chống lại đất nước chúng tôi. Đặc biệt là ở Đức các doanh nghiệp không hài lòng với chính sách của ban lãnh đạo đất nước. Nên chờ đợi những hành động thực tế từ phía Đức. Nếu Đức muốn giải quyết vấn đề Donbas, thì có thể gửi một phái đoàn nhân đạo tới khu vực đó, mà đó phải là một phái đoàn Đức chứ không phải phái đoàn được gửi thông qua Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko hoặc thông qua Văn phòng Hội Chữ thập đỏ ở Kiev. Đức cũng có thể vận chuyển đến Donbas các thứ hàng hỗ trợ nhân đạo, gửi quan sát viên và nhà báo độc lập tôn trọng sự thật khách quan.

Đến nay chúng tôi chưa thấy sự thay đổi thực sự. Chúng tôi mong chờ những thay đổi, đặc biệt là ở Đức có những người cũng muốn như vậy. Tuy nhiên, các ý muốn chung này chưa dẫn đến bất cứ điều gì cụ thể ".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала