Các chuyên gia sẽ áp dụng các giải pháp kỹ thuật đã được phát triển dưới thời Liên Xô trong khuôn khổ chương trình chế tạo hệ thống Energia-Buran, ví dụ, dòng động cơ RD-171 vẫn được coi là thành tích vô song trong lĩnh vực động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng.
Tổng Giám đốc Tập đoàn tên lửa vũ trụ quốc doanh Nga "Energia" Vladimir Solntsev cho biết rằng, ở giai đoạn này các chuyên gia đã thông qua quyết định không sử dụng động cơ tên lửa hydrogen lỏng. Có khả năng, tầng một và tầng hai của tên lửa mới sẽ được trang bị động cơ RD-171 mạnh nhất chạy bằng dầu hỏa và ôxy hóa lỏng. Còn tầng ba thì sẽ được trang bị động cơ của tên lửa đẩy hạng nặng Angara đang được sử dụng. Cách sắp xếp như vậy cho phép tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc. Ông Vladimir Solntsev nhấn mạnh rằng, quá trình thiết kế chế tạo tên lửa siêu nặng theo mô hình này sẽ kéo dài khoảng 5-7 năm, mà đây là thời hạn ngắn kỷ lục.
Theo ông Vladimir Solntsev, tên lửa đẩy siêu nặng đang được thiết kế sẽ là "phương tiện giao thông" chính để thực hiện chương trình chinh phục Mặt trăng.
Theo kế hoạch của "Roskosmos" được Chính phủ phê duyệt, trong năm 2021, từ sân bay vũ trụ Vostochny sẽ phóng tên lửa hạng nặng Angara A5P mang theo tàu vũ trụ mới với tên gọi Liên bang (Federation) không người lái", — ông Vladimir Solntsev cho biết.
"Trong năm 2023 từ sân bay vũ trụ Vostochny sẽ phóng tàu vũ trụ có người lái, và kết quả của chuyến bay đó sẽ cho thấy liệu Nga sẵn sàng chinh phục không gian vũ trụ xa xôi. Đến năm 2025 chúng tôi nên có một tên lửa đẩy mới để thực hiện tất cả những tham vọng của chúng tôi theo chương trình chinh phục Mặt trăng".
Viên sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm Vũ trụ Nga Andrei Ionin cho rằng, "Roskosmos" đã thông qua quyết định đúng đắn:
"Đến nay chưa có ai có thể đưa ra những chứng cứ về kinh tế chứng minh khả năng tạo ra tên lửa siêu nặng, vì thế ý muốn thiết kế chế tạo tên lửa kiểu này bằng các bộ phận có sẵn là một bước đi đúng hướng. Phương án lý tưởng là tên lửa siêu nặng nên được lắp ghép bằng các bộ phận sản xuất hàng loạt. Điều đó sẽ cho phép đảm bảo mức giá chấp nhận được ngay cả với số ít đợt phóng — 1-2 đợt phóng mỗi năm. Vì nếu phải thiết kế chế tạo từ số 0 tầng tên lửa với động cơ hydro thì đây là một quá trình lâu dài và tốn kém. Ngoài ra, công nghệ hydro đòi hỏi phải thành lập một cơ sở hạ tầng rất đắt tiền tại sân bay vũ trụ".