"Cuộc họp sẽ được tổ chức vào ngày 14 tháng 9 tại Strasbourg. Đây sẽ là một cơ hội để tiếp tục cuộc thảo luận của chúng tôi về các mối quan hệ giữa Hội đồng Nga và Hội đồng nghị viện", — người đứng đầu của PACE, Pedro Agramunt nói.
Vào tháng 1 năm 2016, phái đoàn Nga đã quyết định không gửi tới PACE những tài liệu cần thiết để khẳng định quyền hạn của mình. Đồng thời, Matxcơva hoàn toàn không từ chối làm việc với Strasbourg.
Tổng Giám đốc Trung tâm thông tin chính trị, nhà chính trị học Alexei Mukhin trên đài Sputnik bày tỏ ý kiến rằng, cả hai phía, Matxcơva và Strasbourg đều quan tâm đến việc nối lại hợp tác.
"Chúng ta đang ở giai đoạn "cảm giác thận trọng" đối với nhau về chủ đề phục hồi đối thoại. Nga quan tâm đến việc trở về PACE, nhưng với toàn bộ quyền hạn đầy đủ. PACE không muốn để Nga rời khỏi cấu trúc của mình. Vấn đề không chỉ ở khoản đóng góp hàng năm của chúng ta. Mà còn ở vấn đề để cho khu vực này giữ nguyên định dạng. Chúng tôi xin nhắc lại tình huống với G8: vào thời điểm đó Nga đã bị đưa ra khỏi khối thành viên và người ta đã giải thích bằng những lý do kỳ lạ. Kể từ đó, Nga không có ý tỏ ra cố gắng khôi phục vị thế của mình ở đó, nhưng phía G7 thường xuyên cố gắng thực hiện, cứ sáu tháng một lần, họ lại đưa ra những tuyên bố nhất định lộ rõ mong muốn biến G7 thành G8. Bởi vì hoàn toàn rõ ràng là: với sự ra đi của Nga, khu vực này đã giảm một cách đáng kể giá trị ảnh hưởng chính trị của mình vào quá trình toàn cầu. Nếu giả sử PACE sẽ mất Nga hoàn toàn, thì ảnh hưởng chính trị của nó sẽ không còn giá trị. Và PACE cũng nhận thức rõ điều đó",- ông Alexei Mukhin cho biết.
Tuy nhiên, ông cho biết, giới quan chức châu Âu cho tới nay vẫn đang thực hiện một lệnh từ bên ngoài rất rõ ràng: bằng mọi cách cản trở hoạt động của Nga trong phạm vi của PACE.
"Trong khi họ vẫn hành xử như vậy,thì phái đoàn Nga đơn giản là không có gì để làm ở đó. Mặc dù, xét theo tâm trạng của các chính trị gia châu Âu, họ muốn để Nga trở lại. Nhưng khi nào điều này sẽ xảy ra? Có lẽ là, ở thời điểm chính xác khi Washington đưa ra quyết định: thôi đủ rồi, không cần chơi trò chế tài, khỏi cần chơi trò thù hằn nữa. Tôi nghĩ rằng, đến lúc họ sắp xếp ý nghĩ của họ một cách mạch lạc, và sẽ đưa ra được thiết chế thích hợp cho các quan chức châu Âu, thì khi đó tất cả cơn ác mộng ngu ngốc này sẽ kết thúc",- nhà nghiên cứu Alexei Mukhin nhận xét.