Ngoài ra, ông Obama đã từ chối học thuyết đề xuất về không sử dụng vũ khí hạt nhân, lẽ ra sẽ cho phép giảm thiểu cơ hội bắt đầu cuộc chiến hạt nhân, — bài báo đánh giá.
Ngoài ra, Tổng thống Ukraina đã thay đổi nề nếp các hành động cần thiết để thực thi thỏa thuận "Minsk-2" khi tuyên bố rằng trở lại kiểm soát biên giới với Liên bang Nga phải là bước đầu tiên chứ không phải là bước sau chót như đã quy định trong văn kiện.
"Thật khó tưởng tượng là Poroshenko đã thực hiện bước đi này mà không có sự cho phép của chính quyền Obama", - bài báo lưu ý.
Hai năm trước, ông Obama công bố ý định "cô lập" Matxcơva và Tổng thống Nga. Tuy nhiên, tại hội nghị thượng đỉnh G20, người đứng đầu LB Nga lại là nhà lãnh đạo nổi tiếng được chú ý nhất. Còn ông Obama hóa ra ở vào thế cô lập trong hội nghị cấp cao này, — The Nation kết luận.