Tuy nhiên hôm nay mọi sự đã đổi khác. Thế giới bắt đầu tiếp nhận Bắc Cực tương lai như là một "tân Trung Đông", với ý nghĩa về trữ lượng dầu khí và các tuyến đường biển thuận tiện. Trong thời gian gần tới Bắc Cực sẽ thành điểm tiếp xúc chính giữa các cường quốc thế giới.
Bố trí lực lượng ở vũ đài này ra sao? Theo quan điểm của chuyên viên Andrei Fesyun từ trường Kinh tế Cấp cao, cầu thủ chính ở Bắc Cực hiện nay vẫn là nước Nga. Và không chỉ bởi hầu hết nguồn tài nguyên Bắc Cực đang ẩn giấu bên dưới lãnh hải Nga. Còn phải thấy một yếu tố nữa là Nga sở hữu hạm đội tàu phá băng hùng mạnh nhất thế giới:
"Nga có khả năng gửi các con tàu của mình tới các hải trình nằm cách xa bờ biển. Như vậy con đường trên biển sẽ được rút ngắn đáng kể. Ngoài ra, hiện nay đã xuất hiện tàu phá băng với mức độ khác nhau về lượng choán nước, cho phép không chỉ đi trên đại dương nước sâu mà còn có thể ghé vào các vịnh nông và thậm chí cửa sông. Ưu điểm đó dẫn đến thay đổi về chất trong tình hình và càng có lợi nhiều hơn cho Nga. Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới có tàu phá băng hạt nhân, những "người khổng lồ" dũng mãnh này không sợ bất kỳ loại băng giá nào".
Hoa Kỳ đã buộc phải công nhận sự vượt trội rõ rệt của Nga ở Bắc Cực. Vì thế trong chục năm tới, người Mỹ dự kiến bỏ vốn đầu tư vào phát triển khu vực này ở mức khoảng 15 tỷ USD. Và, trên hết là tạo lập hạm đội tàu phá băng của mình, mà về kích thước thì Mỹ hiện lùi sau nhiều quốc gia khác ở phương Bắc. Vậy tại đấu trường này liệu Hoa Kỳ có đồng minh nào đủ sức giúp người Mỹ khắc phục sự tụt hậu đáng kể đó?
"Trong số các cường quốc Bắc Cực đua tranh với Nga chỉ có Hoa Kỳ là ráo riết nhất nhưng suốt thời gian dài họ quả thực không có hạm đội tàu phá băng, — chuyên viên Andrei Fesyun nhận xét. — Có thể giúp người Mỹ là các đồng minh chính của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn cũng là những nhà đóng tàu có danh tiếng thế giới. Tuy nhiên, tàu của Nhật Bản và Hàn Quốc không thuộc lớp có thể đi trên biển băng ở các vĩ độ Bắc. Vì thế trong bất kỳ trường hợp nào thì ở phân khúc này Nga vẫn có ưu thế lớn, và nhiệm vụ là bảo tồn vị thế. Tuy nhiên, Bắc Сực đòi hỏi mức đầu tư khổng lồ. Hiệu quả lớn nhưng lâu hiển hiện, có thể phải sau vài chục năm. Dự trữ vật chất của bản thân Nga ở đây không đủ. Trung Quốc đã mạo hiểm đầu tư vào ngành đóng tàu Bắc Cực của Nga, trợ cấp cho tái thiết cơ sở vùng của Viễn Đông Nga là nhà máy "Zvezda". Tại đó đã khởi công đóng con tàu vận tải đầu tiên thuộc lớp phá băng".
Hôm nay cả Hàn Quốc cũng muốn có tàu phá băng. Còn Nhật Bản thì đã công bố chiến lược Bắc Cực của đất nước. Nhưng Trung Quốc và Hàn Quốc nhanh tay hơn Nhật Bản, từ trước đó đã nộp hồ sơ đăng ký lên Hội đồng Bắc Cực, cơ cấu phân định quy tắc trò chơi trong khu vực này. Và hiện nay đối với Nhật Bản điều rất quan trọng là chứng minh được rằng quốc gia không phải là kẻ ngoài cuộc trong vấn đề Bắc Cực.
Ở đây có lẽ Nhật Bản trông đợi sự trợ giúp của Nga. Trên thềm lục địa Bắc Băng Dương thuộc Nga khối lượng nguyên liệu hydrocarbon hoàn toàn yên ổn (chí ít là hiện thời), có thể khai thác và nhanh chóng chuyển giao cho Nhật Bản. Mà khả năng sử dụng tuyến đường biển phương Bắc hầu như quanh năm cũng có thể là nơi hấp dẫn thu hút đầu tư của Nhật Bản vào các dự án Bắc Cực.