"Về mặt kỹ thuật, — ông nói — dự án khá phức tạp, đòi hỏi đầu tư lớn, nhưng rất có triển vọng. Việc thực hiện dự án sẽ không chỉ cải thiện chất lượng môi trường mà còn đem lại hiệu quả kinh tế. Nhiên liệu động cơ chạy ga rẻ hơn nhiều so với xăng dầu. Sử dụng nó sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp vận tải đường bộ giảm chi phí. Điều đó đồng nghĩa với giảm giá thành nhiều hàng hóa, dịch vụ.
Những người sáng lập công ty liên doanh tỏ ra lạc quan về triển vọng của dự án. Đây là sự hợp tác thứ tư của Gazprom và Petrovietnam kể từ năm 1997, sau khi công ty liên doanh đầu tiên Vietgazprom được thành lập.
Mục đích của dự án hợp tác đầu tiên — khai thác khí đốt tại lô 112 thềm lục địa phía bắc Việt Nam. Các mỏ Báo Vàng và Báo Đen ở đây có khả năng cung cấp 100 nghìn mét khối khí mỗi ngày. Hiện triển vọng mở rộng, các thông số khai thác đang đượ thảo luận.
Theo dự án thứ ba, sản xuất khí đốt đã bắt đầu tại hai mỏ Mộc Tinh và Hải Thạch, thuộc các lô 5.2 và 5.3 ở đông nam Biển Đông. Năm nay, Vietgazprom sẽ tiến tới cấp độ dự án — 2 tỷ mét khối. Khối lượng sản xuất hàng năm này tránh cho các mỏ không bị cạn kiệt và ngập nước.
Các khối lượng khí khai thác, — ông Gogolev cho biết, — sẽ dẫn tới việc giảm giá điện trong nước. Sản xuất nguyên liệu của mình luôn rẻ hơn nhập khẩu. Chi phí điện lực và vận tải đường bộ luôn được phản ảnh trong mức giá của hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy, sử dụng khí đốt là lợi ích kinh tế cho người dân Việt Nam.